1. Rửa thịt gà trước khi nấu
Một nghiên cứu của các nhà khoa học từ trường Đại học California của Mỹ cho thấy khoảng 50% những người làm bếp thường rửa thịt gà sống trong bồn rửa bếp nhà mình.
Trớ trêu thay, việc rửa thịt gia cầm sống chẳng mang lại lợi lộc gì ngoài việc phát tán vi khuẩn gây bệnh tả và bệnh đường ruột ra khắp bề mặt khu bếp và thậm chí là cả phòng ăn. Nên nhớ rằng, chỉ có một cách duy nhất để diệt vi khuẩn trong thịt gà đó là nấu thật kỹ.
Mẹo nhỏ: Không nên rửa thịt gà, trong trường hợp bắt buộc, hãy hạn chế tối đa bị bắn nước khi rửa. Nếu bạn định nướng gà, hãy ướp thịt gà với hỗn hợp dấm, dầu ăn và các gia vị thảo mộc khác, để trong tủ lạnh khoảng 30 phút đến 2h để đạt vị ngon và giảm 90% chất gây ung thư HCA sinh ra khi nướng thịt ở nhiệt độ cao.
2. Để thức ăn nguội ở bên ngoài quá lâu
Ngay cả khi thức ăn chưa có mùi bất thường như chua, thiu… bạn nên biết rằng ngay sau khi thức ăn của bạn nguội đi, nó đã có thể bắt đầu bị nhiễm khuẩn.
Thức ăn hàng ngày của con người hầu hết là các loại thực phẩm có nồng độ acid thấp như thịt, cá, trứng, rau, cơm… đã được chế biến và các loại hoa quả, nước trái cây, sữa… đã được gọt bổ, chuẩn bị sẵn.
Mâm cơm ngon đến mấy cũng không còn an toàn tuyệt đối sau 2h bày ở ngoài
Tất cả những thứ này đều có nguy cơ nhiễm khuẩn cao khi để ở môi trường bình thường, đặc biệt là vào những ngày trời nóng, ẩm, điều kiện lý tưởng cho vi khuẩn và nấm mốc hoạt động.
Nhắc bạn: Trong nhiệt độ thường (20 - 30 độ C) thức ăn có thể bảo quản được 2h, nếu nhiệt độ trên dưới 35 độ C, thức ăn chỉ có thể an toàn được trong vòng 1h. Vì vậy, đừng bao giờ chuẩn bị bữa ăn quá sớm hoặc bắt đầu tiệc tùng quá muộn sau khi đã chuẩn bị.
3. Không làm sạch vỉ nướng
Có thể bạn nghĩ rằng nhiệt độ cực cao sẽ làm sạch tất cả thức ăn còn sót lại trên vỉ nướng, nhưng thực tế không phải vậy. Một nghiên cứu gần đây cho thấy một vỉ nướng bình thường có khoảng 1,7 triệu vi khuẩn trên mỗi cm vuông (còn nhiều hơn cả bệ toilet!).
Làm sạch vỉ nướng trước và sau khi sử dụng
“Thức ăn còn sót lại trên vỉ nướng sẽ bị ôi thiu, tôi đã từng nhìn thấy vỉ nướng mốc meo cả lên vì tôi quên làm sạch nó sau khi dùng” ông Sarah Kriger, người phát ngôn của Học viện Dinh dưỡng và Thực phẩm Hoa Kỳ nói.
Nên: Làm sạch cẩn thận vỉ nướng sau và trước khi nấu nướng.
4. Mua hoa quả bổ sẵn ở siêu thị
Các loại hoa quả đã cắt hoặc thái từ trước, chẳng hạn dưa hấu bạn thường mua từ cửa hàng hoa quả, có thể là ổ vi trùng.
Thứ nhất, nếu dao cắt không được làm sạch đúng cách sẽ mang dễ dàng vi khuẩn vào bên trong quả (và ai mà biết được những con dao của cửa hàng đó bẩn đến mức nào). Thứ hai, vi khuẩn một khi đã nhiễm vào sẽ sinh sôi nảy nở trong môi trường thích hợp – trong khoảng 5 độ C đến 60 độ C.
“Vì thế bạn không nên ăn quả đã cắt từ trước sau ngày mua, cho dù nó nhìn vẫn ổn”, ông Krieger nói.
Khuyên bạn: Bạn nên mua dưa cả quả, tự mình bổ rồi giữ trong tủ lạnh với nhiệt độ thấp hơn 5oC cho đến lúc ăn. Tránh đặt hoa của cùng với thịt sống trong ngăn lạnh. Nếu bạn đi dã ngoại mà mang theo hoa quả đã cắt trên 2 tiếng, hãy giữ chúng cùng với đá lạnh.
5. Nướng thịt không đúng cách
Nhìn màu sắc thịt nướng bằng mắt thường không phải là cách chính xác. Thịt xay thường có màu nâu trong tủ lạnh, đặc biệt nếu bạn rã đông nó. Đó là lý do tại sao đôi khi thịt bò xay có màu nâu tưởng như đã chín trong khi nhiệt độ chưa đạt, đôi khi dưới 60 độ C.
Hãy nướng các loại thịt đúng cách và đạt nhiệt độ an toàn
Nên làm: Sử dụng nhiệt kế nấu ăn. Một nghiên cứu cho thấy chỉ khoảng một nửa số người Mỹ có loại nhiệt kế này và hầu hết không ai sử dụng chúng cả.
Để giết chết các loại vi khuẩn gây bệnh đường ruột như E.Coli, nhiệt độ cần đạt tối thiểu từ 70 độ C. Nên hơ cái kẹp qua lửa mỗi khi bạn dùng để gắp thịt sống. Việc sử dụng chung một cái kẹp có thể làm nhiễm vi khuẩn từ thịt sống sang thịt chín.
Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet