Nội dung

Ngôi sao đầu tiên được gắn trên điện kremlin vào tháng 10 năm 1935 tại tháp Spasskaya, thay thế hình chim đại bàng hai đầu, biểu tượng của Đế quốc Nga. Ngay sau đó, ba ngôi sao khác lần lượt được lắp đặt trên các tháp Troitskaya, Nikolskaya, Borovitskaya. Tất cả được làm từ thép không gỉ và đồng đỏ, trang trí hai mặt là hình ảnh búa liềm làm bằng ngọc thạch từ núi Ural.

5 ngôi sao hồng ngọc trên tháp kremlin

Trụ làm bằng thép không gỉ. Ảnh: airpano.com

Mỗi ngôi sao trên tháp có cách thể hiện khác nhau. Trên cạnh ngôi sao ở tháp Spasskaia là những tia sáng phát ra từ tâm, trên ngôi sao ở tháp Troitskaia, các tia được làm dưới dạng những bông lúa. Ngôi sao Boravitskaia có 2 đường viền hài hòa với nhau, còn ngôi sao trên tháp Nikolskaia không có tia.

Ở đế mỗi ngôi sao được đặt những vòng bi đặc biệt giúp chúng có thể quay nhẹ nhàng và chịu được bất cứ cơn gió ở cấp độ nào. Tuy nhiên, đến tháng 5/1937, 4 ngôi sao này được thay thế bằng những ngôi sao làm từ thủy tinh hồng ngọc, vào dịp kỷ niệm 20 năm Cách mạng tháng Mười Nga. Một ngôi sao nữa cũng được gắn trên tháp Vodovzvodnaya trong thời gian này.

5 ngôi sao hồng ngọc trên tháp kremlin

Vào ban ngày, ngôi sao có màu đỏ hồng. Ảnh: travelallrussia.com.

Năm ngôi sao này được làm từ một lớp thủy tinh màu trắng, một lớp pha lê trong suốt và một lớp thủy tinh hồng ngọc, có độ dày từ 4 đến 6 mm. Với trọng lượng xấp xỉ 1 tấn và đường kính gần 4 m, độ bền và độ cứng chắc của các ngôi sao giúp chúng có thể chịu được áp lực sức gió lên đến 200 kg lực trên 1 m2 diện tích. Thiết kế đặc biệt khiến các ngôi sao luôn quay mặt trước về phía đối diện với chiều của lực gió.

Để có được ánh sáng rực rỡ vào ban đêm mà vẫn giữ được màu hồng đỏ vào ban ngày phải kể đến hệ thống bóng đèn bên trong các ngôi sao. Chúng gần như vô hình và được thiết kế có 2 sợi sáng, đấu song song nên dù một sợi bị cháy, vẫn đảm bảo thắp sáng cho ngôi sao.

5 ngôi sao hồng ngọc trên tháp kremlin

Khi màn đêm buông xuống, những ngôi sao rực sáng giữa bầu trời. Ảnh: mydestination.com.

Trong 76 năm qua, những ngôi sao trên điện Kremlin chỉ bị tắt hai lần. Lần đầu tiên vào năm 1941 để tránh cho khu vực này trở thành mục tiêu của máy bay địch và lần thứ hai vào khoảng năm 1996, khi các nhà làm phim tái hiện quang cảnh Kremlin ở thế kỷ 19-20. Còn lại, dù là ban ngày hay ban đêm, những ngôi sao này luôn tỏa sáng trên bầu trời thủ đô Moscow.

Trung tâm duy nhất điều khiển các ngôi sao Kremlin nằm trong tháp Troitskaia. Mỗi ngày đêm người ta kiểm tra hoạt động của các bóng đèn bằng mắt, cũng như bật quạt thông gió chúng. Các ngôi sao này không lo việc bị mất điện, vì chúng có hệ thống cấp điện độc lập. Để leo lên gần tới ngôi sao trên đỉnh tháp kremlin , du khách phải đi qua 117 bậc thang đá và 143 bậc thang sắt.

Vy An (tổng hợp)

Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet

Cùng chuyên mục

Một số lưu ý khi đi du lich Mỹ

Những khó khăn, trở ngại trong việc xin visa, khác biệt trong hệ thống luật pháp hay rào cản về văn hóa, lối sống có thể phá hỏng chuyến đi mà bạn đã chuẩn bị. Có một thực tế là "không phải ai...

Xem thêm  

Thung lũng chim tự sát ở Ấn Độ

Biển đón chào du khách ở đầu ngôi làng Jatinga ở huyện Dima Hasao, bang Assam, Ấn Độ. Nằm gọn trong một thung lũng Jatinga, ngôi làng nhỏ là một trong địa danh đẹp ở huyện Dima Hasao với những thác nước...

Xem thêm  

Sang lào du lịch bụi rẻ mà thú vị

Từ TP. HCM, bạn có thể chọn chuyến bay đi Vientiane, Pakse, Luang Phrabang (Lào) của các hãng hàng không như Vietnam Airlines, Thai Airways International, Lào Airlines. Còn nếu có thời gian và kinh phí hạn hẹp hơn, bạn...

Xem thêm