1. Razer Arctosa (~800.000 đồng)
Vẫn giữ được vẻ ngoài màu đen hầm hố nhưng Razer Arctosa tiết giảm bớt những tính năng không cần thiết ví dụ như đèn nền (một trong những thứ khiến giá của bàn phím bị đội lên nhiều nhưng cũng làm nên sự đặc trưng của Razer). Sau khi đã cắt giảm hầu hết các tính năng không cần thiết Arctosa dừng lại ở mức giá không thể nào dễ chịu hơn, gần một triệu đồng cho một thương hiệu có nhiều tên tuổi như Razer.
2. Roccat Arvo Compact Gaming Keyboard 900 (~900.000 đồng)
Gia nhập làng sản xuất đồ công nghệ ít năm trở lại đây, Roccat là một trong những cái tên nhanh chóng dành được sự tín nhiệm của game thủ sau một số sản phẩm chất lượng không thua kém gì những hãng lâu năm mà lại có cái giá hết sức cạnh tranh.
Roccat Arvo Compact Gaming Keyboard 900 là loại sản phẩm được thiết kế thu gọn nhằm tối ưu cho game thủ chứ không phải dành cho dân văn phòng chung chung. Bàn phím được tích hợp thêm các phím tự lập trình độc đáo với khả năng gán những chuỗi phím đặc trưng vào từng phím macro để thực thi một chuỗi skill nhanh chóng. Mức giá 900.000 đồng cho một bàn phím loại thường hội tụ những chức năng cao cấp thường thấy ở các hãng sản xuất tên tuổi như Logitech là điều không có gì cần bàn cãi.
3. Thermaltake Tt eSports KNUCKER (~950.000 đồng)
Ở mức giá dưới 1 triệu đồng, KNUCKER có vẻ ngoài đơn giản, chỉ chứa đầy đủ những tính năng cần thiết mà một chiếc bàn phím thông thường phải có, ngoài ra không có thêm một nút chức năng nào nữa. Sự đơn giản mà KNUCKER mang lại là khá phù hợp cho những game không yêu cầu cao về bàn phím. Bù lại chất lượng phím bấm được chăm chút rất kĩ.
4. SteelSeries Merc (~1.050.000 đồng)
Với hàng loạt phím phụ được thêm vào ngay bên trái bàn phím, SteelSeries Merc cũng là sản phẩm duy nhất trong danh sách có mức giá trên 1 triệu đồng sẽ trở thành lựa chọn tuyệt vời cho những game thủ game chiến thuật nhập vai. Bởi với bàn phím phụ, các skill, combo trong game sẽ được sử dụng nhuần nhuyễn hơn.
Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet