1. Suối Cá Thần
Cách trung tâm thành phố Thanh Hoá hơn 80 km về phía Tây Bắc, suối cá thần Cẩm Lương (còn gọi là mó Ngọc, suối Ngọc) nằm dưới chân núi Trường Sinh, thuộc bản Lương Ngọc, xã Cẩm Lương (Cẩm Thủy, Thanh Hóa). Giữa bốn bề núi đá vôi dựng đứng, dòng suối Ngọc dài chỉ hơn trăm mét, rộng 3-4 mét. Tại đây có hàng chục nghìn con cá (nặng từ 2 đến 8 kg, cá chúa nặng tới 30 kg) hình thù rất lạ, đủ màu sắc. Mỗi khi bơi, thân cá lại phát sáng.
Ảnh:@lv0309
Ảnh: Chí Cường
Mùa cạn, lòng suối Ngọc chỉ sâu 20-40 cm, nước trong vắt, có thể đưa tay xuống nước vuốt ve những con cá. Tuy mật độ cá dày đặc nhưng nước suối không tanh hôi. Dân bản Lương Ngọc vẫn thường gánh nước suối về nấu ăn, tắm giặt. Điểm du lịch kỳ thú này mỗi năm thu hút hàng nghìn lượt khách trong và ngoài nước.
2. Thành Nhà Hồ
Thành nhà Hồ (hay còn gọi là thành Tây Đô, thành An Tôn, thành Tây Kinh hay thành Tây Giai) là kinh đô nước Đại Ngu (quốc hiệu Việt Nam thời nhà Hồ), nằm trên địa phận thuộc tỉnh Thanh Hóa. Đây là tòa thành kiên cố với kiến trúc độc đáo bằng đá có quy mô lớn hiếm hoi ở Việt Nam, có giá trị và độc đáo nhất còn lại ở Đông Nam Á và là một trong rất ít những thành lũy bằng đá còn lại trên thế giới.
Ảnh:@khanhcoc
Ảnh:@minh.ngoc
Thành nhà Hồ được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới.
Ảnh: Ron emmons
3. Hòn Trống Mái
Hòn Trống Mái là tên gọi của hai hòn đá nằm chênh vênh trên dãy núi Trường Lệ thuộc thị xã Sầm Sơn, tựa hình dáng một đôi chim đá khổng lồ đang chụm đầu, nghiêng mỏ. Với khung cảnh bên dưới sóng xô, bên trên thông reo tạo nên những âm thanh như tiếng thủ thỉ, trò chuyện tâm tình của cặp chim Trống Mái. Điều kỳ diệu là cái thế chênh vênh ấy lại vững bền cùng tuế nguyệt, bất chấp dòng chảy của thời gian, trải qua bao độ phong sương mưa nắng hòn Trống Mái vẫn sừng sững, lồng lộng giữa trời xanh.
Ảnh:@hongngoc1809
Con đường xinh đẹp dẫn lên Hòn Trống Mái.
Ảnh:@lanlieu96
4. Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông
Nằm ở phía Tây Bắc tỉnh Thanh Hóa, thuộc địa phận hai huyện Quan Hóa và Bá Thước, khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông hiện đang lưu giữ những giá trị cảnh quan thiên nhiên phong phú, hệ động thực vật đa dạng, là điểm đến hấp dẫn với những ai ưa thích khám phá thiên nhiên.
Ảnh: PuLuong Retreat
Ảnh:@minhlakeu
Với những ai ưa thích mạo hiểm, chuyến leo núi chinh phục đỉnh Pù Luông, ngọn núi cao nhất vùng với độ cao 1700 m sẽ là một trải nghiệm khó quên. Những khó khăn, vất vả sau một chặng leo núi hơn 5 tiếng dường như tan biến khi được ngắm vẻ đẹp hùng vĩ của thung lũng Pù Luông từ trên cao. Đặc sản của Pù Luông là “lúa” và “bản làng”. Thời gian thích hợp nhất để tham quan Pù Luông là vào thời điểm lúa chín, trung tuần tháng 6 và tháng 10 hàng năm.
5. Động Từ Thức
Động Từ Thức thuộc cụm di tích Nga Sơn, nằm trên địa bàn xã Nga Thiện, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa, là một hệ thống hang động núi đá vôi. Đây là hang động được thiên nhiên ban tặng cho nhiều nhũ đá có hình thù độc đáo, làm tăng khả năng sáng tạo và trí tưởng tượng của con người. Nhiều nhũ đá có hình thù và màu sắc khác nhau của hang động này đã chứng minh cho sự biến chuyển của vũ trụ và thời gian.
Nhũ đá phía bên trong động.
Ảnh: panoramio.com
6. Sầm Sơn
Bãi biển Sầm Sơn thuộc thị xã Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hoá. Đây là một trong những khu du lịch nghỉ mát nổi tiếng của Việt Nam từ những năm đầu thế kỷ 20. Bãi biển Sầm Sơn chạy dài gần 6 km từ cửa Lạch Hới đến chân núi Trường Lệ. Bãi cát thoai thoải, sóng êm, nước trong xanh và nồng độ muối vừa phải rất phù hợp để tắm biển. Ngoài bãi tắm đẹp, thiên nhiên còn phú cho Sầm Sơn nhiều danh lam – thắng cảnh nổi tiếng và lung linh sắc màu huyền thoại.
Ngoài bãi tắm chính trải dài hơn 6km, Sầm Sơn còn có những bãi tắm vắng người phía sau núi Trường Lệ cực hoang sơ.
Ảnh:@k.tuan
Ảnh:@tamanh977
7. Biển Hải Tiến
Biển Hải Tiến thuộc địa phận 4 xã Hoằng Hải, Hoằng Tiến, Hoằng Thanh và Hoằng Trường, thuộc huyện Hoằng Hoá, tỉnh Thanh Hoá. Biển Hải Tiến thoai thoải dài, ẩn chứa nét hoang sơ, cảnh quan tự nhiên hấp dẫn. Nơi đây thu hút du khách nhờ biển xanh, cát trắng, nắng vàng cùng những rặng dừa xanh, rừng phi lao bát ngát, lý tưởng để bạn khám phá, tận hưởng những giây phút thoải mái.
Ảnh:@haiyan95
Cách thành phố thanh hóa khoảng 45 km về phía Tây Nam, vườn quốc gia Bến En được ví như “Hạ Long trên cạn” của xứ Thanh bởi vẻ đẹp hoang sơ với rừng xanh bạt ngàn, mây nước lung linh. Nằm trải dài giữa hai huyện Như Xuân và Như Thanh, vườn quốc gia Bến En được thành lập vào năm 1992. Đến với Bến En, bạn sẽ có cảm giác lạc vào thế giới thần tiên với sông nước mây trời hư ảo, bởi khung cảnh thơ mộng của hồ sông Mực. Được tạo bởi 4 con suối và sông Mực, bốn mùa mặt hồ luôn xanh biếc, tĩnh lặng và đặc biệt vùng đất này cũng còn lưu giữ nhiều truyền thuyết ly kỳ hấp dẫn du khách.
Ảnh:baomoi
9. Kho Mường
Cách trung tâm thành phố Thanh Hóa chưa đầy 150 km, trên hành trình thượng sơn lên đỉnh Pù Luông hùng vĩ, có một thung lũng còn rất đỗi nguyên sơ và thơ mộng mang tên Kho Mường. Đây là bản vùng cao của xã Thành Sơn, huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa. Vào khoảng tháng 9 khi đến với Kho Mường, du khách sẽ không khỏi ngỡ ngàng trước cảnh đẹp ngoạn mục của lúa chín vàng ươm bên những sườn đồi uốn lượn.
Những nếp nhà sàn nguyên sơ của người Thái tại Kho Mường.
Ảnh: Thúy Quỳnh
Thiên nhiên nơi đây thanh khiết, trong lành.
Ảnh: xadieu_2000
Kho Mường là bản làng của người Thái trắng nằm sâu trong vùng lõi của Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông, cách biệt với các bản làng khác trong vùng nên chặng đường đến nơi đây là cả một thử thách đối với các phượt thủ thích khám phá.
10. Thác Mây
Được mệnh danh là thác nước đẹp nhất Thanh Hóa, thác mây thuộc xã Thạch Lâm, huyện Thạch Thành tuy mới được du khách phát hiện vài năm trở lại đây nhưng chỉ cần nhắc đến tên thì sự hùng vĩ của nó cũng đủ khiến bất cứ ai trầm trồ, khao khát được ngắm nhìn.
Ảnh: tuoitrethanhhoa
Ảnh:@bangtamblog
Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet