Tiếng ồn hỗn tạp xunh quanh môi trường sống vẫn luôn là nỗi lo của rất nhiều hộ gia đình. Với xu hướng hiện đại ngày nay, chung cư đang là lựa chọn được nhiều người ưu ái và quan tâm. Thế nhưng, chủ các căn hộ này cũng không thoát được những ảnh hưởng của tiếng ồn. Tiếng ồn trong chung cư bao gồm tiếng ồn âm thanh truyền qua không khí và tiếng ồn âm thanh truyền qua kết cấu nhà. Ngoài ra riêng các căn hộ trên tầng cao còn chịu tiếng ồn do gió thổi mạnh qua khe cửa sổ hoặc cửa đi nếu các cánh cửa không kín khít. Căn hộ ở tầng dưới chịu tiếng ồn truyền qua kết cấu nhà nhiều hơn các căn hộ tầng trên do gần đường giao thông hơn. Căn hộ ở tầng cao chịu tiếng ồn do gió thổi mạnh qua khe cửa hơn căn hộ ở tầng thấp.
Vì vậy, ngoài việc thiết kế nội thất, cải tạo căn hộ trước khi vào ở bạn cũng nên chú trọng đến việc cách âm chống ồn cho căn hộ của mình để có một môi trường sống hoàn hảo hơn.
Ô nhiễm tiếng ồn xunh quanh môi trường sống
Cách âm cho cửa sổ, cửa chính và cửa ban công
Trước hết phải xác định và xử lý các khe hở để đảm bảo âm thanh không lọt qua được. Thường xảy ra ở khe cửa, cạnh cửa và cần gắn các dải cao su, xốp, bơm silicon kín để ngăn chặn các nguồn rò rỉ âm thanh. Hoặc có thể làm cửa kính 2 lớp cách nhau bằng lớp khí trơ; Gỗ dày hoặc nhiều lớp; Gỗ bọc vật liệu xốp như mút hoặc nỷ... quan trọng là các cửa đã sử dụng vật liệu cách âm phải kín khít với khuôn cửa và tường ngăn.
Cách âm cho sàn
Có thể sử dụng những chất liệu tiêu âm tốt như thảm trải sàn nhà , sàn gỗ, sàn nhựa. Nếu dùng sàn gỗ thì khi thi công nên gắn dưới lớp gỗ sàn thêm lớp lót đàn hồi như cao su non, hoặc sàn gỗ lát trên khung xương (ván sàn có khoảng cách với kết cấu sàn bê tông).
Cách âm cho trần
Để giảm tiếng ồn từ tầng trên xuống có thể sử dụng hệ thống trần thạch cao. Trần thạch cao cách trần bê tông 1 lớp không khí và quan trọng là phải kín không có khe hở trên trần thạch cao. Khi lắp đèn âm trần chú ý đến các khe hở và chọn loại đèn có độ sâu không nhiều để hạn chế việc khoét sâu, chú ý xử lý các mối nối và khe hở để đảm bảo cách âm được hiệu quả.
Sử dụng hệ thống trần thạch cao trong phòng ngủ
Cách âm tường vách
Tường càng dày thì khả năng cách âm càng cao. Những vật liệu cho tường cũng ảnh hưởng đến hiệu quả cách âm. Vật liệu sử dụng hiệu quả thường là vật liệu đặc như thạch cao, gạch vữa, gỗ...Thông thường đối với vách thạch cao và vách gỗ người ta sẽ làm một vài lớp vật liệu cách âm ở một giữa tường gạch và một lớp thạch cao hoặc vách gỗ.
Ngoài ra, giải quyết các vấn đề cách âm cho căn hộ hiện nay, bên cạnh vật liệu cách âm tốt, việc xử lý khe hở các cánh cửa (bao gồm cửa chính và cửa sổ) là rất quan trọng. Trong trường hợp cần cách âm cho cửa sổ và cửa đi, bạn cần phải xác định vị trí rò rỉ âm thanh, cần phải xử lý tất cả các khe hở để đảm bảo âm thanh không lọt qua được và hạn chế tiếng gió rít qua khe hở cửa tại các cửa sổ cao tầng
Dùng ron cửa lắp kín khe hở
Thông thường, đối với khe cửa, cạnh cửa, chủ nhà thường gắn các dải cao su hoặc xốp để giảm tiếng ồn do va đập và niêm kín các nguồn rò rỉ âm thanh. Biện pháp này tuy giải quyết được vấn đề lắp kín khe hở nhưng hiệu quả không lâu dài và triệt để, tính thẩm mỹ và ứng dụng không cao. Vì thế, việc sự dụng các miếng dán khe cửa (hay còn gọi là lông nheo) có chất lượng và thẩm mỹ đang được quan tâm và ứng dụng khá nhiều bởi sự dễ dàng trong quá trình sử dụng và độ bền của chúng.
Ron mềm của nhãn hàng sealboy là một điển hình cho dòng sản phẩm này được thiết kế và sản xuất hoàn toàn theo tiêu chuẩn và công nghệ Nhật Bản. Đây là một biện pháp vừa đơn giản trong quá trình lắp đặt, sử dụng, vừa mang lại hiệu quả cao và tính tiện dụng tối đa trong việc ngăn chặn côn trùng, tiếng ồn, ngăn bụi, gió lùa ở các khe hở chân cửa và cánh cửa cho ngôi nhà của bạn.
Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet