Nổi tiếng và nhiều người biết đến, song nơi này vẫn giữ nguyên đặc điểm nhận dạng là xe bánh mì nhỏ chứ không phải là cửa hàng tươm tất hay sang trọng. Không chỉ không phát triển cơ ngơi hơn 80 năm nay, dù Sài Gòn có nhiều thay đổi, xe bánh mì này vẫn giữ nguyên nét “sinh hoạt” khác là chỉ mở bán từ 14 - 17h hàng ngày và ổ bánh vẫn bé xinh, vừa miệng, chứ không "cơi nới", thêm thắt theo thị hiếu.
Chị Vy, cháu ngoại của ông Nguyễn Văn Hậu, người khai sinh xe bánh mì, chia sẻ: “Bán vào thời gian trên vì xe bánh nhắm đến những ai bận rộn lỡ bữa trưa, cần một món ăn làm ấm cái bụng đang đói nhưng không được ảnh hưởng đến bữa cơm tối với gia đình. Kích thước ổ bánh cũng xuất phát từ mục tiêu như vậy”.
Bán vào thời điểm như thế, nhưng từ khi đẩy ra bán đến lúc kết thúc, xe bánh chưa bao giờ ngơi khách. Có người đi bộ hay dong xe đến, mua 1, 2 ổ ăn qua cơn đói, song không hiếm lượng khách mua 5, 7 hay 10 cái về ăn chung với gia đình, bạn bè hay đồng nghiệp. Với lưu lượng khách như thế, mỗi ngày, lượng bánh tiêu thụ của xe trên dưới 300 ổ, một con số nhiều người ao ước.
Thịt luộc với màu đỏ lạ của da. |
Nước dùng chỉ có tại quán. |
Xíu mại. |
Không chỉ thực khách thấy thích thú về hương vị, mà người bán cũng không giấu sự tự hào về các thành phần làm nên điểm thu hút của ổ bánh mì của mình. Đó là phần thịt luộc được cột chặt bằng dây với màu da đỏ đặc trưng; là phần nước luộc thịt sền sệt thơm béo, đậm đà; là pate vừa hấp vừa nướng để bật lên hương vị không nơi nào có…
|
"Mỗi tuần, nếu không ăn một lần bánh mì tại đây, tôi đều cảm thấy thiếu thiếu, nhớ nhớ một cái gì đó", bác Chiến chia sẻ. |
Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet