Các nhà KH của ĐH Kyoto xác định nguyên nhân người già hay đi tiểu nhiều vào ban đêm là do lượng protein trong cơ thể bị thiếu hụt. Protein này được gọi tên là connexin43. Connexin43 có vai trò nhắc nhở "khổ chủ" phải đi tiểu.
Trên thực tế, người già khi tỉnh giấc, sẽ rất khó để ngủ lại. Tình trạng này kéo dài quá lâu sẽ dẫn đến rối loạn giấc ngủ gây mệt mỏi, suy nhược cơ thể, suy nhược thần kinh.
Tiểu nhiều vào ban đêm là do thiếu hụt protein.
Connexin43 là một trong những thành phần của protein ảnh hưởng trực tiếp đến nhịp sinh học trong cơ thể khiến người cao tuổi dễ đảo lộn hoạt động, họ không ngủ được vào ban đêm mà chỉ ngủ vào ban ngày. Ban đêm họ rất tỉnh táo, cơ thể làm việc bình thường.
Tuy nhiên, khi lượng connexin43 ở mức thấp, các cơ trơn của bàng quang trở nên quá nhạy cảm và truyền đi những tín hiệu sai lệch, báo cảm giác bị đầy khoang chứa buộc người cao tuổi phải tỉnh giấc và đi tiểu tiện.
Các nhà KH khẳng định, nếu giấc ngủ ngon của một người khỏe mạnh vào ban đêm sẽ sản xuất lượng nước tiểu từ thận ít hơn so với ban ngày.
Tiểu đêm mãn tính hay chứng đái dầm ban đêm cũng là tình trạng phổ biến ở trẻ nhỏ. Đa số trẻ em dưới 5 tuổi thường đái dầm vào ban đêm. Khi đã lớn hơn (con gái 5 tuổi, con trai 6 tuổi), nếu trẻ vẫn không kiểm soát được việc đi tiểu trong lúc ngủ thì đó là bệnh lý mạn tính.
Chứng đái dầm vào ban đêm cũng phổ biến ở trẻ nhỏ. (Ảnh minh họa)
Các nhà nghiên cứu còn đưa ra một nguyên nhân khác liên quan đến việc thay đổi cơ chế sinh học trong cơ thể đó là do sự suy yếu của vỏ não (một phần của bộ não) được nhận tín hiệu kích thích từ bàng quang hoặc trong quá trình sản sinh nước tiểu vào ban đêm.
Kết quả nghiên cứu được cho là một "viên thuốc tiềm năng" giúp người cao tuổi tìm ra giải pháp để có thể bù lại lượng protein cần thiết, đảm bảo giấc ngủ được sâu mà không có bất kỳ sự gián đoạn nào.
Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet