Các kiểu vỏ xơ và gáo (sọ) dừa khô đã trở thành nguyên liệu để tạo thành khu vườn độc nhất vô nhị tại nhà ông Phạm Hồng Bình (Bình SVC) ở phường 9, TP.Tuy Hòa, Phú Yên.
Một góc vườn kiểng dừa treo của ông Phạm Hồng Bình
Vốn là nghệ nhân cây cảnh, ở tuổi 68, ông Bình SVC “buồn tình” nghĩ kế ghép kiểng lên trái dừa. Đủ các loại kiểng treo từ trái dừa non khô đã bị vạt núm (sau khi uống giải khát) đến phần gáo và vỏ xơ trái dừa khô. Hầu hết các loại cây cảnh loại nhỏ và dây leo đều có thể phát triển tốt trong lòng trái dừa.
Cây sanh kiểng trồng trong trái dừa non khô.
Cây ớt trồng trong trái dừa.
Kiểng treo từ trái dừa già khô.
Các loại dương xỉ, hoa lá, rau ăn đều phát triển tốt trong vỏ xơ trái dừa.
Với trái dừa non đã khô, chỉ cần dùng vật nhọn chọc một vài lỗ, rồi cho đất vào trồng cây. Với một trái dừa già, ông Bình có thể chọc lỗ trồng cây vào nguyên trái, hoặc tách làm hai kiểng.
Các kiểu kiểng treo từ gáo dừa già.
Ông dùng cưa vạt phần đuôi trái dừa, rồi luồn bóc phần sọ, giữ nguyên phần xơ tròn bên ngoài. Hoặc xé phần xơ thành 5 - 7 mảnh nhưng vẫn giữ liên kết ở đầu vỏ dừa, rồi chụm các mảnh lại để đặt cây bên trong.
Nửa mảnh gáo dừa cũng có thể làm chậu treo với bùn, nước.
Xơ dừa còn được ông Bình dùng lót chèn vào rổ để trồng kiểng treo hoặc để bàn.
Những trái dừa khô chuẩn bị vào “cuộc chơi” kiểng treo ở nhà ông Bình SVC.
Riêng phần gáo dừa, ông Bình SVC đập tách đôi, cậy dùng phần cơm dừa, rồi chọc lỗ, cho đất vào, dùng keo dán khớp lại hai mảnh hoặc trồng cây vào từng mảnh… Xong, dùng các loại dây, móc chậu thông thường để treo lên các cành cây hoặc ban công, cửa sổ nhà; tưới nước cho cây hoa qua các khe hở của “chậu” dừa.
Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet