Mùa nào thức ấy
Vệ sinh an toàn thực phẩm luôn là vấn đề quan tâm, lo lắng với nhiều bà nội trợ. Chị Phương Mai cũng không phải là trường hợp ngoại lệ. Gia đình đông con nhỏ nên từ khi xây nhà mới vào năm 2009, chị Mai đã thiết kế dành hẳn khu sân thượng trên tầng 3 để lấy chỗ tăng gia sản xuất.
Những đứa trẻ nhà chị Mai hào hứng khoe chiến lợi phẩm của mẹ.
Với tổng diện tích lên tới 170m2, chị Mai thiết kế thành khu nuôi gà, khu vườn rau, khu trồng hoa và cả 1 bể tắm nhỏ cho các bé tắm vào mùa hè.
Chị bảo: “Có một vườn rau như thế này vừa đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho cả nhà và cũng thỏa niềm đam mê, yêu thích với việc trồng rau, cây cảnh của mình”.
Vườn rau với đủ loại cây trồng như xà lách, su hào, súp lơ, rau cải...
Chị dành 1 khoảng đất nhỏ nuôi 50 – 60 con gà, vừa để lấy thịt, lấy trứng và cũng tận dụng lấy phân bón cho rau củ. Còn khu vườn rau của chị có diện tích 70m2, chị chia thành 9 luống nhỏ. Chị lấy đất đồi và sau đó cải tạo lại để hợp với việc trồng rau tại nhà.
Những cây bắp cải xanh tốt nơi góc vườn nhà chị Mai.
Mùa nào chị trồng thức ấy để chất lượng rau củ vừa được ngon và lại tốn ít công sức của người trồng. 9 luống rau của chị lúc nào cũng ngập tràn các loại rau, củ, chẳng mấy khi chị để đất trống.
Vụ mùa đông xuân, vườn rau của chị ngập tràn các loại rau bắp cải, su hào, súp lơ, củ cải trắng, cải ngồng, đỗ cove, cà chua, bầu, bí đỏ và các loại rau sống, rau gia vị.
Còn mùa hè và mùa thu chị lại trồng các loại rau chịu được nắng nóng như rau đay, mùng tơi, rau ngót, cây cà bát, đỗ giải áo, bí đao, rau rền, dưa chuột... Ngoài ra chị cũng trồng thêm các loại hoa quả như dâu tây, cam, quýt... để lấy quả cho lũ trẻ ăn
Giàn bầu sai lúc lỉu quả.
Với việc chăm chỉ tăng gia sản xuất nên chị Mai không những đủ cung cấp rau sạch cho cả gia đình ăn mà còn phân phát cho cả anh em, họ hàng.
“Nhất nước, nhì phân, tam công, tứ giống”
Chị bảo: “Trồng rau quan trọng nhất là 4 yếu tố “nhất nước, nhì phân, tam công, tứ giống””.
Về nước, chị dùng nước giếng khoan hoặc nước sạch để tưới cho cây. Chị cũng thiết kế hệ thống cống thoát nước quanh các luống rau để tránh ngập úng trong thời tiết mưa nhiều.
Chị Mai thiết kế hệ thống cống xung quanh các luống rau.
Còn về phân, chị Mai dùng phân vi sinh và tận dụng cả phân gà từ 50 – 60 con gà chị nuôi tại khu chăn nuôi. Phân gà chị trộn với chấu ủ hoặc chị đốt làm tro để lấy phân bón cho rau. Sau mỗi nứa rau, chị xới đất rồi dắc phân gà đốt cùng chấu và phơi đất 5,7 ngày rồi mới trồng tiếp rau mới.
Chị bảo: “Trồng rau quả nếu không có đam mê, không dành thời gian cho nó thì cũng sẽ rất khó để thành công”. Vậy nên, dù bận bịu với việc kinh doanh dịch vụ karaoke nhưng chị Mai vẫn dành khoảng 1-2 tiếng mỗi ngày để chăm rau. Chị thường dành khoảng thời gian vào lúc sáng sớm và chiều muộn để tưới cây, bắt sâu, nhặt cỏ, cho gà ăn,...
Vườn rau của chị Mai là niềm ao ước của nhiều bà nội trợ.
“Có hơi vất vả một chút nhưng nhìn thấy thành quả là những vườn rau xanh mướt, các loại cây trái sai trĩu trịt, mấy đứa trẻ rất thích ăn nên mọi mệt mỏi cũng tan biến hết” chị Mai tâm sự.
Ngoài việc trồng rau, chị Mai cũng trồng rất nhiều loại hoa như hoa hồng, hoa mười giờ, hoa đồng tiền... Ngoài sắc xanh cũng rau, “trang trại” của chị còn rực rỡ sắc màu của các loại hoa đua nhau khoe sắc.
Với từng này sản phẩm, chị Mai còn đủ phân phát cho anh em, họ hàng.
Giàn đậu của chị Mai sai trĩu quả chẳng kém những người trồng chuyên nghiệp
Những trái cà chua to bự chẳng kém ngoài hàng.
Củ su hào cũng non mỡn và tươi tốt.
Chiến lợi phẩm sau một lân thu hoạch bí của chị Mai.
Ngoài trồng rau, chị Mai còn trồng cả các loại hoa quả cho lũ trẻ ăn.
Chị mai hào hứng khoe chiến lợi phẩm là một nón dâu tây đỏ mọng.
Những trái dâu tây đỏ au, tươi rói...
...khiến lũ trẻ vô cùng thích thú.
Khu nuôi gà của chị luôn có từ 50 - 60 con.
Và đây là chiến lợi phẩm từ những chú gà ấy.
Ngoài sắc xanh của rau, nơi đây còn rực rỡ sắc đỏ hồng của các loại hoa.
Những bông hoa đua nhau khoe sắc trên ban công của nhà chị Mai.
Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet