1. Fansipan (Lào Cai)
Fansipan là đỉnh núi cao nhất Việt Nam và Đông Dương, đồng thời được đa số dân phượt xem như mục tiêu trong những chuyến đi. Với độ cao 3.143 m, bạn có thể chinh phục ngọn núi bằng 3 đường khác nhau. Con đường dễ nhất là xuất phát từ Trạm Tôn đến đỉnh và trở về cũng bằng lối này. Thời gian chuyến đi kéo dài 2-3 ngày.
Đỉnh Fansipan đặt cột mốc inox hình chóp nón. Ảnh: Trịnh Hoàng Như.
Đường thứ ba khó khăn hơn khi xuất phát từ Dốc Mít, Bình Lư đến đỉnh. Đây là hành trình rất nguy hiểm và chỉ dân leo núi chuyên nghiệp với đầy đủ trang thiết bị mới dám đi.
2. Apachai (Điện Biên)
Được biết tới là điểm cực Tây của Việt Nam, Apachai nằm tại xã Xín Thầu - huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên. Đây là ngã ba biên giới đặc biệt của Việt Nam, Lào và Trung Quốc. Đường đi không quá khó khăn như Fansipan nhưng địa danh này cũng khiến nhiều người phải ngán ngẩm.
Việc chinh phục cột mốc này thường diễn ra trong ngày. Tùy điều kiện thời tiết, bạn sẽ mất 3-5 tiếng leo lên và xuống. Sau hành trình dài vượt qua những đồi cỏ tranh cao quá đầu người hay khu rừng nguyên sinh, bạn sẽ được tận mắt chiêm ngưỡng cột mốc lịch sử.
Phần cột mốc Apachai nằm trên độ cao 1.400 m so với mặt nước biển, làm bằng đá hoa cương với bệ đỡ vuông quay mặt về ba hướng. Từng mặt đều khắc tên nước bằng chữ quốc ngữ và quốc huy của mỗi quốc gia.
3. Núi Hàm Lợn (Hà Nội)
Nằm cách trung tâm Hà Nội chừng 40 km, núi Hàm Lợn là điểm trekking cuối tuần lý tưởng cho nhiều người. Với độ cao 462 m, nơi đây thường được chọn tập dượt cho những chuyến trekking Fansipan hay Apachai.
Dân phượt thường có hai con đường để chinh phục đỉnh núi. Cách thứ nhất và cũng dễ hơn là đi theo đường mòn bằng phẳng, ít bụi rậm và chỉ mất khoảng 2 giờ đồng hồ. Cách thứ hai phù hợp với người ưa mạo hiểm là đi men theo suối. Thời gian di chuyển mất khoảng 4 giờ.
Bạn nên mang theo lều cắm trại qua đêm trên núi. Khi đó, bạn sẽ được ngắm khung cảnh đẹp ngỡ ngàng trong ánh bình minh hay hoàng hôn cuối ngày.
4. Vườn quốc gia Pù Luông (Thanh Hóa)
Vườn quốc gia Pù Luông là khu bảo tồn thiên nhiên nằm phía Tây Bắc tỉnh Thanh Hóa. Khu vực này thuộc địa phận hai huyện Quan Hóa và Bá Thước.
Với diện tích lên tới 17.662 ha, đây là khu vực rừng đá vôi đất thấp lớn nhất còn lại ở miền Bắc Việt Nam với 3 kiểu chính là rừng rậm trên đất thấp, núi thấp; rừng trên núi đá vôi; các thảm thực vật măng tre nứa và cây bụi. Không chỉ vậy vườn quốc gia này còn sở hữu đỉnh Pù Luông cao 1.700 m và là điểm trekking được nhiều người yêu thích. Với 5 giờ đồng hồ để chinh phục mục tiêu, bạn sẽ có những trải nghiệm khó quên.
5. Núi Hồng Lĩnh (Hà Tĩnh)
Phong cảnh hữu tình tại núi Hồng Lĩnh. Ảnh: vietlandmarks.
Hồng Lĩnh có nhiều đỉnh như Nam Bàn, Yên Xuân, Đà Hồng, Cột Cờ tính từ phía tây bắc xuống. Ngoài ra, nơi này còn có nhiều hang động như động 12 cửa, Chẻ Hai, Đá Hang, Hàm Rồng cùng 26 khe suối từ núi chảy ra. Chinh phục ngọn núi này, bạn còn có thể hiểu thêm về những truyền thuyết, câu chuyện lịch sử.
6. Vườn quốc gia Bạch Mã (Huế)
"Đà Lạt của miền Trung" là cái tên nhiều người thường gọi Vườn quốc gia Bạch Mã. Nằm cách thành phố Huế chừng 40 km về phía Nam, núi Bạch Mã có hình dáng tựa một con ngựa trắng duỗi chân ra biển lớn. Nơi đây là một phần của dãy Trường Sơn Bắc và là trung tâm của dải rừng kéo dài từ biển Đông đến biên giới Việt - Lào.
Để tới đỉnh Bạch Mã cao 1.500 m, du khách phải vượt qua hành trình dài 19km từ chân núi. Con đường khá quanh co và dốc. Nhưng càng lên cao, khung cảnh càng kỳ vĩ làm nức lòng du khách. Thời gian trekking mất 3-4 giờ đồng hồ.
Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet