Chủ đề thú vị ngày hôm nay chắc chắn sẽ giúp cho rất nhiều anh em tìm ra được lời lý giải cho câu hỏi tại sao vỏ trước của xe máy lúc nào cũng nhỏ hơn vỏ sau. Một câu hỏi vô cùng hóc búa, khi vấn đề này liên quan mật thiết đến quá trình vận hành của hầu hết các dòng xe máy.
Vì sao bề mặt vỏ trước của xe máy lúc nào cũng hẹp hơn vỏ sau?
Vỏ trước xe máy có thiết kế nhỏ hơn vỏ sau để dễ chuyến hướng, tăng độ linh hoạt
Hầu hết tất cả dòng xe máy phổ thông trên thị trường hiện tại đều có kích thước vỏ trước nhỏ hơn vỏ sau từ 1 size đến 3 size là chuyện bình thường, ví dụ như kích cỡ vỏ: 90/80-14 và 100/80-14 của Air Blade 160, 110/70-16 và 130/70–16 của SH350i, 90/80-17 và 120/70-17 của Exciter 155,...
Thiết kế vỏ trước nhỏ hơn vỏ sau với bề mặt hẹp hơn sẽ giúp cho người lái dễ dàng chuyển hướng, tăng sự linh hoạt trong quá trình vận hành vì diện tích tiếp xúc với mặt đường của vỏ trước thấp hơn vỏ sau.
Để giảm độ ma sát với mặt đường, vỏ trước không chỉ phải nhỏ hơn vỏ sau mà gai vỏ cũng phải vào theo hướng ngược lại, rãnh gai thì cũng có thiết kế sâu hơn và dày đặc hơn. Vừa giúp người lái thuận tiện khi bo cua chuyển hướng, vừa giảm rủi ro trượt bánh với lực thắng quá gấp khi xe máy đang di chuyển trên địa hình trơn trượt.
Vậy tại sao vỏ sau cần phải có bề mặt rộng hơn vỏ sau?
Đối với vỏ sau, vì bánh sau là nơi truyền dẫn lực kéo từ động cơ để đẩy chiếc xe tiến tới phía trước nên vỏ xe cần phải trở thành một điểm tựa tốt để lực kéo của động cơ không khiến bánh sau bị xoáy lúc vặn ga.
Ngoài ra, bánh sau xe máy còn đóng vai trò chịu tải chính, nên diện tích tiếp xúc vỏ với mặt đường lớn sẽ góp phần tạo ra sự cân bằng và ổn định trong quá trình di chuyển. Giảm bớt phần nào áp lực cho hệ thống phuộc nhún trong quá trình giảm xóc, từ đó tối ưu hóa tuổi thọ của phuộc.
Diện tích tiếp xúc lớn đồng nghĩa với chuyện vỏ sau sẽ sớm bị ăn mòn, vậy có nên thay thế mỗi vỏ sau sớm hơn vỏ trước?
Bề mặt vỏ trước hẹp hơn vỏ sau, cộng với vai trò truyền dẫn lực kéo nên vỏ sau chắc chắn sẽ mòn nhanh hơn vỏ trước. Phát hiện được điều đó, nên người tiêu dùng Việt từ những năm 1990 đã có khái niệm thay vỏ theo công thức '2 lần vỏ sau; 1 lần vỏ trước' để tối ưu hóa chi phí vận hành.
Tuy nhiên thực tế công thức ấy chỉ hợp lý với điều kiện mỗi ngày xe máy của bạn phải di chuyển ở quãng đường 100km trở lên, vậy thì độ hao mòn của vỏ trước và vỏ sau mới thật sự rõ rệt.
Còn ở trong trường hợp phổ biến hơn, mỗi ngày xe máy chỉ vận hành trên quãng đường ngắn chừng vài cây số đến vài chục cây số thì bạn nên thay vỏ trước và vỏ sau đồng loạt để đảm bảo độ an toàn trong quá trình vận hành.
Bởi vì nếu áp dụng công thức '2 lần vỏ sau; 1 lần vỏ trước' trong trường hợp này, thì bạn sẽ phải dễ gặp các rủi ro như: Thường xuyên bị xì hơi, dễ bị thủng, chạy xe bị chao đảo,... Ở vỏ trước vì cao su đã quá tuổi thọ, cần phải được thay thế sau khi vừa mới thay vỏ sau mới vài tháng.Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet