Nội dung
Có thể bạn không ngờ nhưng “vi-ô-lông” vùng kín quá “rậm rạp”, thưa thớt hay đổi màu đều phản ánh tình trạng sức khỏe của chị em chúng mình đấy!

Sự phát triển của lông ở vùng kín, dưới cánh tay và đôi gò bồng đảo là đặc tính sinh dục phụ, xuất hiện khi người phụ nữ đến tuổi dậy thì, khoảng từ 11-13 tuổi, tùy di truyền và môi trường sống của mỗi người. Trông đó, lông vùng kín chịu ảnh hưởng của hormone androgen do buồng trứng hoặc tuyến thượng thận tiết ra.

Nó có tác dụng bảo vệ và giữ độ ẩm thích hợp cho vùng kín, tránh xây xát trong quá trình làm “chuyện ấy”, tăng nhạy cảm sinh dục. Vì có nhiều chức năng nên chị em cần lưu ý nếu lông vùng kín xuất hiện những dấu hiệu sau:

Không có lông

“Mình thật xui xẻo”. Đó là suy nghĩ chung của các cgij em đã qua tuổi dậy thì mà “vi-ô-lông” vùng kín vẫn chưa chịu xuất hiện. Họ cảm thấy tự ti, cho rằng bản thân mắc bệnh gì đó, có người đã đi cấy lông để được giống như số đông phụ nữ khác.

Theo các bác sĩ sản khoa, phụ nữ không có lông vùng kín, hay lông thưa thớt chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ, khoảng 2 %. Hệ thống lông vùng kín bất thường vậy là do bệnh lý hoặc di truyền, do tác động của môi trường, nội tiết tố bị ảnh hưởng, lượng androgen trung bình thấp, nang lông không nhạy cảm với việc hấp thụ androgen, việc đáp ứng kém cũng khiến cho lông không thể mọc được.

Vi-ô-lông vùng kín tiết lộ điều gì về sức khỏe phụ nữ

Phụ nữ không có lông vùng kín, hay lông thưa thớt chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ. (Ảnh minh họa)

Bạn cần biết: Tuy nhiên nếu muốn phân biệt được người không có lông vùng kín hay ít lông có bệnh lý hay không thì cần phải đánh giá sự phát triển của toàn bộ cơ thể như chiều cao và các đặc tính sinh dục phụ khác, kinh nguyệt… Nếu chỉ đơn thuần không có lông vùng kín mà các bộ phận khác vẫn phát triển bình thường, kinh nguyệt đều, không có bệnh về nội tiết thì hoàn toàn không ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản của người phụ nữ.

Quá “rậm rạp”

Lông vùng kín quá rậm rạp cũng gây không ít cản trở cho bạn gái khi muốn mặc những bộ đồ bikini gợi cảm, khó khăn trong quá trình làm vệ sinh cá nhân. Nguyên nhân khiến lông vùng này trở nên nhiều hơn bình thường do cường androgen, yếu tố di truyền, dùng thuốc… Nguy hiểm hơn, nó có thể là biểu hiện của u buồng trứng, u tuyến yên vùng kín, tăng sản tuyến thượng thận bẩm sinh và có khối u bài tiết quá nhiều androgen trong cơ thể.

Bình thường lông vùng kín của phụ nữ phát triển theo hình tam giác, lúc đầu lưa thưa mấy sợi, về sau rậm hơn và quăn lại. Nếu thấy lông vùng kín bỗng nhiên trở nên “um tùm” hơn và mọc tràn lên cả vùng bụng, kèm theo hiện tượng kinh nguyệt không đều (ít, thậm chí biến mất) thì rất có thể bạn đang mắc phải bệnh lý buồng chứng đa nang. Khi để ý thấy những bất thường này, chị em cần đến khám bác sĩ phụ khoa để thăm khám cụ thể.

Bạn cần biết: Sau khi loại trừ nguyên nhân gây rậm lông do một vài bệnh lý gây nên, chị em có thể “dọn dẹp” vùng kín gọn gàng hơn bằng cách tỉa, cạo, chiếu tia laser… Tuy nhiên phải hết sức cẩn thận vì trong quá trình làm đẹp có thể lây bệnh, làm tổn thương vùng sinh dục ngoài. Việc cạo lông giúp vệ sinh dễ dàng hơn nhưng sẽ khiến những sợi lông mọc nhanh và cứng hơn trước. Lưu ý, không nên dùng thuốc bôi nếu chưa nhận được sự chỉ định của bác sĩ. 

Rụng nhiều

Cũng giống như tóc, do quá trình trao đổi chất diễn ra hàng ngày nên trung bình một ngày lông vùng kín sẽ rụng khoảng 10-20 sợi và thường rụng trong lúc tắm rửa, đi vệ sinh. Một số bệnh lý toàn thân có thể gây rụng lông vùng này là suy giáp, béo phì, thiếu máu, xạ trị, uống thuốc điều trị ung thư … Bên cạnh đó khi tuổi càng cao, hormone sinh dục tiết ra ít cũng là một trong những tác nhân gây rụng lông vùng kín. Ngoài ra, nếu như lông rụng nhiều, kèm theo biểu hiện ngứa vùng kín thì rất có thể bạn đã bị nhiễm nấm.

Vi-ô-lông vùng kín tiết lộ điều gì về sức khỏe phụ nữ

Một số bệnh lý toàn thân có thể gây rụng lông vùng này là suy giáp, béo phì, thiếu máu, xạ trị, uống thuốc điều trị ung thư… (Ảnh minh họa).

Bạn cần biết: Đừng lo lắng bởi bạn có thể điều trị những vấn đề trên theo chỉ định của bác sĩ. Đặc bịêt, hãy chú ý giữ gìn vệ sinh vùng kín sạch sẽ, tránh mặc quần lót quá chật, không mặc chung đồ lót với người khác.

Màu lông biến sắc

Tùy theo chủng tộc mà phụ nữ ở các nước có màu lông, màu tóc khác nhau. Yếu tố di truyền cũng quyết định màu lông của mỗi người. Lông vùng kín có thể thay đổi màu sắc, ngả màu vàng hoặc trắng là do chế độ dinh dưỡng không đầy đủ, bữa ăn thiếu kẽm; do bệnh bạch biến gây ra hoặc sắc tố lông thay đổi. Khi đến tuổi mãn kinh, cùng với màu tóc, lông cũng chuyển sang màu trắng, đây là hiện tượng sinh lý bình thường nên không cần quá lo lắng.

Bạn cần biết: Nếu như nguyên nhân do ăn uống thiếu chất, bạn có thể cải thiện bằng những thực phẩm có nhiều chất đạm, vitamin B12 và chất kẽm.

Nói tóm lại, những bất thường của lông vùng kín có ảnh hưởng đến sức khỏe người phụ nữ hay không còn phải phụ thuộc nhiều vào nguyên nhân. Vì vậy trước hết bạn cần đi khám bác sĩ để biết lý do là gì, không nên vội vàng kết luận rồi hoang mang, lo lắng.





Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet

Cùng chuyên mục

Cách dùng chất béo với bệnh tim mạch

Bệnh tim mạch là một trong số những bệnh hay gặp của “thời hiện đại” và cuộc sống đô thị hóa.  Căn bệnh đó cũng liên quan rất mật thiết với chế độ ăn uống. Chất béo trong khẩu phần ăn đóng một vai trò đặc biệt.

Xem thêm  

Trúc Diễm khoe da trắng mịn màng

Chiều qua (10/11/2013) người đẹp Trúc Diễm đã góp mặt trong buổi tọa đàm về trò chơi giải trí trên thiết bị di động được tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh. Trúc Diễm lựa chọn mẫu trang phục...

Xem thêm  

Cách lựa chọn thực phẩm khôn ngoan

Để đảm bảo sức khoẻ, mỗi người cần phải biết chọn cho mình thức ăn phù hợp với tình trạng dinh dưỡng, sức khoẻ, điều kiện kinh tế, sở thích. Lựa chọn phù hợp Phù hợp với...

Xem thêm