Nội dung
Ốm nghén là triệu chứng phổ biến ảnh hưởng đến gần một nửa số phụ nữ mang thai. Có rất nhiều biện pháp khắc phục chứng ốm nghén mà bạn có thể sử dụng.

Ốm nghén là triệu chứng phổ biến khi mang thai, triệu chứng này ảnh hưởng đến gần một nửa số phụ nữ mang thai. Ốm nghén có thể đến bất cứ lúc nào trong ngày và mức độ ảnh hưởng hoàn toàn khác biệt qua mỗi lần nghén. Nguyên nhân của tình trạng này là do sự thay đổi hormone trong cơ thể và có thể trở nên tồi tệ hơn bởi sự căng thẳng và độ nhạy cảm của dạ dày.

Các triệu chứng thường giảm dần từ sau tháng thứ ba của thai kỳ nhưng cũng có những trường hợp ốm nghén kéo dài tới sau tuần 20. Có rất nhiều biện pháp khắc phục chứng ốm nghén mà bạn có thể sử dụng để giúp kiểm soát cảm giác khó chịu này, sau đây là 9 cách giúp mẹ "đánh bay" chứng ốm nghén:

1. Ngồi thiền

Ốm nghén có thể trở nên tồi tệ hơn nếu mẹ bầu luôn cảm thấy căng thẳng. Đối với nhiều phụ nữ mang thai, trong tam cá nguyệt đầu tiên thường mang đến nhiều cảm xúc lẫn lộn. Bạn sẽ cảm nhận được niềm vui về việc trở thành một người mẹ nhưng đồng thời sẽ xuất hiện những mối lo về mọi thứ. Tập ngồi hiền nhẹ nhàng sẽ là giải pháp hữu ích giúp bạn quên đi những cảm giác lo âu, phiền muộn, giúp bạn thư giãn và tận hưởng kỳ mang thai đồng thời làm giảm triệu chứng ốm nghén trong thời gian mang thai 3 tháng đầu.

2. Dùng gừng hoặc bạc hà

Gừng là một phương thuốc tự nhiên giúp trị ốm nghén một cách hiệu quả. Gừng còn có tác dụng  làm lành vết thương, giúp giảm đau, táo bón và chống buồn nôn. Để làm giảm ốm nghén mẹ bầu hãy thử uống trà gừng vào buổi sáng. Nếu bạn không thích trà gừng vì vị cay nồng thì trà bạc hà có thể là giải pháp thay thế, tươi mát và dễ uống hơn đồng thời cũng trị chứng ốm nghén thật hiệu quả. Bạn cũng có thể ăn vài viên kẹo bạc hà để làm dịu cảm giác buồn nôn.

 

9 cách hay giúp mẹ đánh bay ốm nghén

Nếu bạn không thích trà gừng vì vị cay nồng thì trà bạc hà có thể là giải pháp thay thế.

 

3. Uống nhiều nước

Đây là điều quan trọng mà mẹ bầu nên tuân thủ trong suốt thai kỳ, việc đảm bảo lượng nước cần thiết cho cơ thể cũng có thể làm giảm triệu chứng ốm nghén. Nước lọc, nước trái cây và sữa đều là những thức uống tốt cho sức khỏe mẹ bầu.

Cảm giác đói meo vì dạ dày trống rỗng do không ăn được nhiều và nôn thường xuyên sẽ khiến mẹ bầu cảm thấy buồn nôn trầm trọng hơn, vì vậy, uống nước giữa các bữa ăn có thể giúp cải thiện tình trạng này. Tuy nhiên, hãy cẩn thận và không nên uống quá nhiều vì cảm giác no sẽ khiến mẹ bầu không ăn được bữa ăn. Tốt nhất là mẹ nên uống một lượng nhỏ và đều đặn trong suốt cả ngày.

Nước chanh là một trong những thức uống phổ biến cho người bị ốm nghén, mẹ có thể uống một ly nước chanh ấm vào buổi sáng trước khi ăn sáng. Ngoài ra, mẹ bầu cũng cần uống nhiều nước lọc trong thai kỳ để đảm bảo cơ thể không bị thiếu nước.

4. Ăn nhiều bữa nhỏ

Mùi vị của thực phẩm cũng là một trong những nguyên nhân gây ốm nghén đặc biệt là trong tam cá nguyệt đầu tiên. Việc thay đổi hormone cơ thể khiến các giác quan của mẹ bầu trở nên nhạy cảm hơn bao giờ hết khiến mẹ bầu đặc biệt "dị ứng" với một vài mùi vị và nôn ngay khi ngửi hoặc nhìn thấy một món ăn nào đó.

Tuy nhiên, duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh là rất quan trọng. Bạn nên tránh những loại thực phẩm kích thích buồn nôn và cố gắng ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày, điều này sẽ giúp cho bạn không cảm thấy đói. Nên chuẩn bị sẵn một ít thức ăn nhẹ như bánh quy, các loại hạt để mẹ có thể ăn khi cảm thấy đói.

Chanh, lá cà ri, bạc hà, gừng, rau thì là, các loại thực phẩm giàu protein, bánh quy giòn và chuối là những thực phẩm giúp giải quyết tình trạng ốm nghén hiệu quả.

 

9 cách hay giúp mẹ đánh bay ốm nghén

Bạn nên tránh những loại thực phẩm kích thích buồn nôn và cố gắng ăn nhiều bữa nhỏ.

 

5. Hít thở không khí trong lành

Chỉ cần đi bộ ngoài trời trong 10 phút sẽ giúp bình ổn tâm trí của bạn, mẹ bầu nên đi bộ ở những nơi có không khí trong lành như công viên như là một cách để loại bỏ chứng buồn nôn. Nếu bạn không thể đi ra ngoài, hãy mở cửa sổ phòng hoặc đứng ở ban công, trên sân thượng và hít thở.

Ngoài ra, đi bộ, vận động nhẹ sẽ thúc đẩy lưu thông máu trong cơ thể vì nếu hạn chế vận động có thể làm cho tình trạng chóng mặt và buồn nôn của bạn tồi tệ hơn.

6. Vitamin B6

Ăn thực phẩm giàu vitamin B6 sẽ có tác dụng giảm chứng ốm nghén. Các thực phẩm như trứng, thịt, ngũ cốc và các loại hạt rất giàu protein và vitamin B6, nhưng bạn cũng có thể uống bổ sung vitamin này với điều kiện có sự tư vấn của bác sĩ.

Không có bằng chứng khoa học nào cho biết tại sao vitamin B6 giúp giảm triệu chứng ốm nghén nhưng có các  nghiên cứu cho rằng vitamin B6 có liên quan đến cách thức phá vỡ các axit amin và kích thích việc sản xuất các tế bào máu, điều quan trọng với sức khỏe tổng thể.

7. Thực phẩm vị chua

Thực phẩm vị chua thường là một lựa chọn phổ biến cho phụ nữ mang thai vì giúp giảm cảm giác buồn nôn. Mẹ bầu có thể sử dụng các hoa quả như chanh, cam, bưởi..hoặc "thủ sẵn" một vài viên kẹo vị chua trong ví để đề phòng trường hợp khẩn cấp.

 

9 cách hay giúp mẹ đánh bay ốm nghén

Thực phẩm vị chua cũng giúp giảm cảm giác buồn nôn.

 

8. Dùng tinh dầu bạc hà

Việc khứu giác trở nên nhạy cảm hơn khi mang thai là điều tất yếu. Đó là lý do khiến mẹ gặp triệu chứng ốm nghén khi đột nhiên ngửi thấy một vài mùi vị đặc biệt nào đó. Vì vậy, hãy tránh những mùi hương khiến bạn khó chịu và thử sử dụng tinh dầu bạc hà, đây là cách có thể giúp làm giảm ốm nghén .

Có thể nhỏ một vài giọt tinh dầu bạc hà trong phòng ngủ để bạn có thể hít mùi hương này trong khi ngủ để tránh ốm nghén vào buổi sáng hôm sau.

9. Nghỉ ngơi

Mệt mỏi thường xuyên sẽ khiến tình trạng ốm nghén trầm trọng hơn. Nếu cơ thể làm việc quá sức, cả sức khỏe của mẹ và bé sẽ bị ảnh hưởng và thai nhi khó có thể phát triển khỏe mạnh.

Mẹ nên ngủ ít nhất 8 tiếng vào ban đêm và nếu có thể, hãy ngủ thêm giấc ngắn vào buổi trưa. Hãy tạo cho mình nhiều thời gian để thức dậy vào buổi sáng bằng cách đi ngủ sớm và đặt báo thức sớm hơn một chút vào buổi sáng, bạn có thể nhẹ nhàng đứng dậy và bắt đầu ngày mới thật thoải mái.

Vội vã ra khỏi giường quá nhanh có thể làm cho bạn cảm thấy mệt mỏi hơn. Vì vậy mà mẹ bầu cũng nên có vài món ăn nhẹ để cạnh giường trong trường hợp bạn thức dậy và cảm thấy đói ngay.

Nếu mẹ bầu buồn nôn quá nhiều, tình trạng ốm nghén không giảm thiểu sau khi áp dụng các gợi ý nêu trên thì mẹ cần đi khám bác sĩ ngay.


Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet

Cùng chuyên mục

Cách dùng chất béo với bệnh tim mạch

Bệnh tim mạch là một trong số những bệnh hay gặp của “thời hiện đại” và cuộc sống đô thị hóa.  Căn bệnh đó cũng liên quan rất mật thiết với chế độ ăn uống. Chất béo trong khẩu phần ăn đóng một vai trò đặc biệt.

Xem thêm  

Trúc Diễm khoe da trắng mịn màng

Chiều qua (10/11/2013) người đẹp Trúc Diễm đã góp mặt trong buổi tọa đàm về trò chơi giải trí trên thiết bị di động được tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh. Trúc Diễm lựa chọn mẫu trang phục...

Xem thêm  

Cách lựa chọn thực phẩm khôn ngoan

Để đảm bảo sức khoẻ, mỗi người cần phải biết chọn cho mình thức ăn phù hợp với tình trạng dinh dưỡng, sức khoẻ, điều kiện kinh tế, sở thích. Lựa chọn phù hợp Phù hợp với...

Xem thêm