Nội dung
Theo tôi được biết, không phải đợi đến gần đây khi phong trào “tuyệt thực” và “tiết thực” nở rộ khắp các diễn đàn hoặc mạng xã hội, xứ Việt mới được biết đến các phương thức thanh lọc cơ thể và chữa bệnh kiểu này.


tuyệt thực qua chia sẻ của người trong cuộc
Nhà biên kịch Châu Quang Phước
Vào thập niên 60 của thế kỷ 20, phương pháp “thực dưỡng” đã được giáo sư người Nhật Geoge Ohsawa (1893- 1966) truyền bá khắp thế giới, trong đó có miền Nam Việt Nam. Phương pháp này đã góp phần đẩy mạnh các cách “ăn kiêng” và “dưỡng sinh” bằng cách kết hợp cùng với các phương pháp khác, trong mấy chục năm qua đã được nhiều người dân ở các tỉnh miền Tây Nam bộ (Bến Tre, Vĩnh Long, An Giang…) thực chứng với kết quả rất khả thi.
Tuy nhiên, để thực hành đúng và hiệu quả với các phương thức này thì tôi nghĩ, từng “hành giả” phải có sự tìm hiểu cẩn trọng và đầy đủ về các thông tin liên quan, sử dụng cho việc tham khảo và thể nghiệm trên chính bản thân mình. 
Chẳng hạn, phải biết như thế nào là “tuyệt thực” (tạm hiểu là chấm dứt việc ăn uống trong một thời gian dự định, hầu như chỉ uống một ít nước lọc trong quá trình thực hành), hay “tiết thực” (giảm việc ăn uống bằng cách ăn nhẹ ăn ít, theo “công thức” đã chọn). 
Hoặc với “thực dưỡng Ohsawa” thì bước đầu thực hành sẽ phải theo công thức số mấy của việc ăn gạo lứt muối mè (trong tổng số 10 cách theo hướng dẫn và qui định) là phù hợp với thể tạng cơ địa của từng cá nhân, theo y học phương Đông.
Với cách “ăn kiêng” đang thịnh hành ở các nước phương Tây thì việc chọn phương pháp “Detox” hay “Low carb” cũng đều phải tùy thuộc vào mục đích và điều kiện thực hành của từng người. Nếu chỉ để giảm cân (ứng dụng chủ yếu cho “chị em” phụ nữ) thì “Low carb” sẽ phù hợp và dễ thực hiện, vì “Detox” bắt buộc phải loại bỏ hoàn toàn thức ăn có nguồn gốc từ động vật, nghĩa là cắt đứt việc cung ứng lượng đạm để thanh lọc cơ thể hiệu quả.
Với riêng mình, theo kinh nghiệm nhiều năm đã thực hành và thực chứng về phương pháp “tuyệt thực” (nhịn ăn), tôi nghĩ cũng cần lưu ý một số việc “bên lề” liên quan quá trình chuẩn bị và thực hiện, để hiệu quả và an toàn cho sức khỏe với bất kỳ ai quan tâm về “liệu pháp dân gian” này:
1. Cần tìm hiểu trước về nhiều nguồn thông tin liên quan và tham khảo với những người đã từng thực hành phương pháp “nhịn ăn” này, chịu khó quan sát và lắng nghe những kinh nghiệm chia sẻ của người khác để tự mình chuẩn bị theo cách thức phù hợp với thời gian và công việc hoặc với sức khỏe của riêng mình. Ví dụ: Tác phẩm “Tuyệt thực đi về đâu” của nhà nghiên cứu Thái Khắc Lễ, được biên soạn vào năm 1970 hiện tại có nhiều bản file PDF của sách này được post và download “miễn phí” trên Internet. Đây cũng chỉ là một phần nhỏ của kiến thức nền về việc “nhịn ăn”, nhất thiết phải có nếu muốn thực hành hiệu quả.
2. Cần thực hành “từng bước một”, nghĩa là lần đầu tiên “nhịn ăn” có thể gói gọn trong khoảng 3 ngày. Khi cơ thể quen dần thì lần thực hành tiếp theo (không qui định thời gian cụ thể) sẽ có thể tăng lên thành 7 ngày (một thất, theo cách tính của y học phương Đông), sau đó nữa sẽ có thể là 14 ngày, 21 ngày… (khi thực hành “nhịn ăn” đến mức này thì thời gian tối thiểu giữa mỗi đợt nên là 6 tháng hoặc 1 năm). Cá nhân tôi đã thực hành trong lần gần đây nhất với thời gian “nhịn ăn” là 28 ngày, sau nhiều năm.
3. Cần kiên định với việc “nhịn ăn” trong khoảng 3 ngày đầu tiên, khi thực hành. Đây là khung thời gian tối thiểu để cơ thể tiếp nhận và làm quen với tình trạng “thiết quân luật”, từ đó sẽ tạo thành phản xạ có điều kiện. Vượt qua giai đoạn “chào sân” khó khăn này thì cơ thể sẽ dần quân bình trở lại, hầu như sẽ bắt đầu bão hòa với việc tạm dừng tiếp nhận chất dinh dưỡng quen thuộc hàng ngày, hòa hợp với cơ chế mới (thích ứng trong giai đoạn “nhịn ăn”).
4. Cần biết “lắng nghe tiếng nói của cơ thể mình” trong suốt quá trình thực hành “nhịn ăn”, quan sát những biểu hiện phát sinh bên ngoài cơ thể (đổ mồ hôi, việc đi tiểu tiện…) cùng những triệu chứng bên trong cơ thể (đau bụng, nhức đầu, chóng mặt hoa mắt và tụt huyết áp…), kịp thời điều chỉnh lượng nước uống cung cấp hỗ trợ cho cơ thể (tùy chọn: nước lọc, nước chanh đường hoặc chanh mật ong…), kể cả phải tạm dừng việc thực hành “nhịn ăn” trước thời gian dự kiến (theo kế hoạch đã định) nếu cảm thấy cơ thể suy nhược ngoài tầm kiểm soát. Điều quan trọng là phải thuận theo tự nhiên và theo thể tạng cơ địa của chính mình, không được quá áp đặt miễn cưỡng duy lý thuyết cho an toàn sức khỏe của bản thân để tránh gây nguy hại (nếu có).
Theo tôi, quá trình “nhịn ăn” là hành trình duy cảm xuyên suốt với chính cơ thể của mình, vốn dĩ đã bị khuất lấp lãng quên trong đời sống nhiều áp lực của thời đương đại. Chỉ khi thực sự quán xuyến và kiểm soát được tính duy cảm, người thực hành việc “nhịn ăn” mới có thể thụ cảm tốt hơn với chuyện “ẩm thực” (ăn uống) của mình ở giai đoạn “chuyển giao” và bình thường.
tuyệt thực qua chia sẻ của người trong cuộc
Ăn uống tùy tiện sau khi vừa chấm dứt nhịn ăn sẽ
ảnh hưởng kết quả thực hành. Ảnh minh họa

5. Cần triệt để tuân thủ và thực hiện đúng với việc ăn uống “nhẹ” trong giai đoạn chuyển giao khi vừa chấm dứt “nhịn ăn”, giúp cơ thể làm quen dần trở lại với việc ăn uống như bình thường. Đây là giai đoạn quan trọng và ảnh hưởng rất nhiều đến sự thành bại của phương pháp thanh lọc cơ thể này, cũng là sai sót thường gặp phải nhất của nhiều người khi lần đầu thực hành. Và tùy theo thời gian “nhịn ăn” ngắn hạn hay dài hạn mà thời gian chuyển tiếp cũng tương ứng, trung bình từ 3- 7 ngày là ngưỡng hợp lý.
6. Cần đặc biệt lưu ý những trường hợp chống chỉ định về sức khỏe hoặc hiện trạng bệnh (nếu có) của từng cá nhân, trước khi quyết định thực hành phương pháp “nhịn ăn”.
7. Phương pháp cụ thể và chi tiết của việc “nhịn ăn”, hiện tại cũng đã được phổ biến rộng khắp và dễ dàng tìm kiếm trên các diễn đàn và mạng xã hội ở Việt Nam, vậy nên thiết nghĩ tôi không cần phải trình bày lại ở đây. Chỉ xin nói thêm: việc gì cũng có 2 mặt của nó, phương pháp trị bệnh nào ắt cũng có những hệ lụy kéo theo. Vậy nên người thực hành cần phải tìm hiểu thông tin liên quan thật đầy đủ và cần phải “cân nhắc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng”!
Châu Quang Phước
Liệu sức 'cõng voi' 

Công thức tôi áp dụng là pha mật ong với chanh, đường để uống mỗi khi thấy đói và nhịn ăn hoàn toàn. Ngày đầu tiên, chỉ uống nhiều hơn hai lít nước, cảm thấy cơ thể rất mệt, đói dữ dội và thèm ăn. Sang ngày thứ hai, tôi bớt mệt và uống nhiều nước hơn. Những ngày sau đó, tôi vẫn cảm thấy mệt, đói nhưng vẫn duy trì uống nước chanh đường hoặc sữa nên vẫn làm việc bình thường và không dừng kế hoạch thanh lọc giữa chừng giống như dự định ban đầu – hễ hết chịu đựng được thì bỏ cuộc.

Tôi dừng kế hoạch thanh lọc sau 7 ngày chứ không phải 12 ngày như liệu trình của nhiều bài viết trên mạng. Tôi nhận thấy với mình, 7 ngày là lịch trình vừa phải. Điều tôi nhận thấy rõ rệt nhất sau 7 ngày thực hiện là bản thân giống như một người bị bệnh mới vừa bình phục, ăn uống ngon miệng hơn, ngủ ngon hơn và vấn đề tiêu hóa trở nên đều đặn, dễ dàng hơn rất nhiều so với trước đây. Trong quá trình thanh lọc, bạn bè còn nhận xét là thấy khí sắc tốt hơn, da dẻ trông đẹp hơn rất nhiều.

Tuy khá hài lòng với kết quả nhưng sắp tới, nếu muốn thanh lọc cơ thể, tôi nghĩ mình chỉ nhịn ăn 1-2 ngày chứ không áp dụng dài ngày nữa. Tôi không hô hào, kêu gọi ai thực hiện vì cơ địa mỗi người mỗi khác, chưa chắc tôi thành công thì người khác cũng vậy. Kết quả của quá trình thanh lọc không hoàn hảo và quá tuyệt vời như những gì các bài viết trên mạng thể hiện, vì vậy, những ai muốn thanh lọc cơ thể nên cân nhắc thật kỹ nếu muốn áp dụng và phải biết “liệu sức cõng voi” kẻo “rước họa vào thân”.

Kim Oanh (30 tuổi, Q. Tân Bình, TP. HCM)
________________________________________________________________________
Đừng nhìn phiến diện về phương pháp này
Với tư cách là một người đã từng áp dụng phương pháp này 7 ngày với công thức: tuyệt đối không ăn + uống 3 đến 4 ly chanh mật ong + hít thở khí công 3 lần/ ngày, tôi giảm được 4 cân thừa, hết đau đại tràng, cơ thể nhẹ nhàng, tôi cho rằng đây là một phương pháp tốt để giảm cân và tự chữa một số bệnh.
Tôi không "cổ súy" hay cổ động cho phong trào nhịn ăn thanh lọc cơ thể này một cách đại trà, vì tôi biết đây không phải là một phương pháp đơn giản và có khả năng gây nguy hiểm cho người thực hiện nếu không thực hiện đúng cách và không có niềm tin vững chắc vào việc làm của mình.
Tôi hoàn toàn không có ý phản đối các bác sĩ và ngành y khoa vì có bệnh tôi cũng phải đến bệnh viện thôi nhưng tôi không thích cái cách một số người nói về các phương pháp chữa bệnh khác một cách phiến diện như vậy!
(Trích facebook của diễn viên Mai Phương, con gái của cố đạo diễn Hồng Sến)
Bạn có quan tâm về vấn đề này, hãy tiếp tục gửi những chia sẻ của bạn về Một Thế Giới!
Tin bài liên quan:
>> Chuyên gia ngỡ ngàng với công thức 12 ngày thanh lọc cơ thể
>> Mặc áo nylon chạy ngoài đường có giảm được béo?

Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet

Cùng chuyên mục

Trúc Diễm khoe da trắng mịn màng

Chiều qua (10/11/2013) người đẹp Trúc Diễm đã góp mặt trong buổi tọa đàm về trò chơi giải trí trên thiết bị di động được tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh. Trúc Diễm lựa chọn mẫu trang phục...

Xem thêm  

Kỹ thuật sắc thuốc sao cho hiệu quả

Đông y có những bài thuốc trị bệnh vô cùng hiệu quả. Nhưng ít người lưu tâm tới vấn đề sắc thuốc sao cho đúng cách để đạt kết quả tối ưu của bài thuốc. Sau đây, là một số lưu ý giúp bạn sắc thuốc đúng cách nhé.

Xem thêm  

Cách lựa chọn thực phẩm khôn ngoan

Để đảm bảo sức khoẻ, mỗi người cần phải biết chọn cho mình thức ăn phù hợp với tình trạng dinh dưỡng, sức khoẻ, điều kiện kinh tế, sở thích. Lựa chọn phù hợp Phù hợp với...

Xem thêm  

Cách dùng chất béo với bệnh tim mạch

Bệnh tim mạch là một trong số những bệnh hay gặp của “thời hiện đại” và cuộc sống đô thị hóa.  Căn bệnh đó cũng liên quan rất mật thiết với chế độ ăn uống. Chất béo trong khẩu phần ăn đóng một vai trò đặc biệt.

Xem thêm