Tôm gõ mõ (Alpheidae) hay còn được gọi là tôm súng, tôm pháo. Chúng có đặc điểm nổi bật là cặp càng bất đối xứng. Cụ thể, một chiếc càng của chúng có kích thước nhỏ trong khi chiếc càng còn lại thì to lớn hơn rất nhiều.
săn mồi 'một phát chết tươi' của loài tôm gõ mõiframe src='//www.facebook.com/plugins/like.php?href=http://ringring.vn/kham-pha/tuyet-chieu-san-moi-mot-phat-chet-tuoi-cua-loai-tom-go-mo/114701.html&width&layout=button_count&action=like&show_faces=false&share=true&height=21&appId=639845356031932' scrolling='no' frameborder='0' style='border:none; overflow:hidden; height:21px; margin-left:20px; position: absolute;' allowTransparency='true'/iframe/p" data-src="http://cdn.ringring.vn/resize/image/0/0/642/657992.jpg?w=1024&h=10000&v=1" class="imgslide">
Tôm gõ mõ sử dụng chiếc càng lớn như một "khẩu súng" để phát ra âm thanh cường độ cao nhằm "bắn chết" con mồi cũng như dùng trong việc giao tiếp, liên lạc với đồng loại.
Khi tụ tập thành những bầy lớn, âm thanh do tôm gõ mõ tạo ra có thể làm nhiễu loạn các thiết bị liên lạc bằng sóng âm đặt ngầm dưới nước. Chúng được xem là một trong những nhân tố chính gây ra sự ồn ào ở dưới biển.
Tôm gõ mõ cũng được biết tới với khả năng "đổi vai" của càng. Cụ thể, khi chiếc càng "súng" bị cụt, chiếc càng nhỏ còn lại sẽ to dần ra và chuyển đổi thành "súng", còn chỗ chiếc càng "súng" cũ bị cụ thì lại mọc thành một chiếc càng nhỏ.
Đồng thời, các thí nghiệm cho thấy nếu như cắt đứt dây thần kinh dẫn đến chiếc càng "súng" thì chiếc càng còn lại cũng sẽ phát triển to ra và lần này tôm mang đến hai khẩu súng trong mình. Hiện tượng hai càng đều trở thành "súng" như vậy chỉ được ghi nhận một lần trong tự nhiên.
Việc bắn sóng âm cũng có thể tạo ra hiện tượng phát quang do âm thanh khi các bong bóng khí vỡ ra. Khi vỡ, nhiệt độ của bong bóng đạt tới hơn 5.000 K (4.700 °C) (so với nhiêt độ bề mặt Mặt Trời là 5.800 K (5.500 °C)). Tuy nhiên ánh sáng này có cường độ yếu hơn so với các trường hợp phát quang do âm thanh thông thường và vì vậy mắt trần không thể nhìn thấy.
Nhiều khả năng đây là sản phẩm phụ của sóng âm bắn ra và không có ảnh hưởng nào đáng kể về mặt sinh học. Tôm gõ mõ là loài động vật đầu tiên được biết tới với hiện tượng phát quang này và về sau, một số loài tôm tít (những loài có chiếc càng dạng búa hay chùy) cũng được ghi nhận là sản sinh ra hiện tượng tương tự khi chúng đập càng với tốc độ cực nhanh vào con mồi.
Chiếc càng "súng" được dùng trong việc săn mồi (bắn ra âm thanh nhằm hạ gục con mồi) cũng như phát ra âm thanh dùng trong việc giao tiếp.
Khi đi săn, tôm gõ mõ mai phục trong một nơi kín đáo (thường là hang đào) rồi dùng đôi râu để nhận diện con mồi đi ngang qua.
Khi tôm gõ mõ phát hiện ra một chuyển động, nó phóng ra khỏi nơi mai phục và dùng chiếc càng to bắn hạ con mồi, sau đó tôm gõ mõ lôi con mồi vào nơi ẩn náu và ăn thịt.
Một số loài tôm gõ mõ có lối sống hỗ sinh với cá bống. Cụ thể, tôm gõ mõ sẽ chủ động chia sẻ hang của mình cho cá, còn cá bống thì có vai trò gác cổng cho cả hai vì cá bống có thị lực tốt hơn so với tôm gõ mõ.
Khi có dấu hiệu nguy hiểm, cá bống sẽ thực hiện một động tác quẫy đuôi đặc biệt để báo hiệu cho tôm. Tôm tiếp nhận tín hiệu báo nguy và sau đó cả hai cùng lủi vào sâu bên trong hang để lẩn trốn.
- 02/04/15 13:22 "Đẹp" ngỡ ngàng với những đám mây trước bão
- 02/04/15 11:27 Ngỡ ngàng nhan sắc của bà ngoại U40 "đánh bại cả hot girl"
- 02/04/15 10:45 Người phụ nữ bất ngờ vén áo khoe vòng 1 "khủng"
- 02/04/15 10:33 Kinh hoàng hình ảnh siêu bão Maysak
Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet