Những con cá cóc có tên khoa học là Halobatrachus didactylus sinh sống ở các khe đá vùng biển Địa Trung Hải và Đại Tây Dương, chúng di chuyển bằng cách trượt dưới lớp bùn ở đáy biển, chúng có thể huýt sáo, và kêu ụt ịt.
Các nhà khoa học đã tìm ra được loài cá này có đến 5 giai điệu khác nhau để kêu gọi bạn tình đồng thời cảnh báo những kẻ có ý định xâm chiếm nơi ở của nó. Những con cá đực kêu gọi bạn tình với tiếng huýt sáo dài như tiếng còi tàu, tiếng huýt sáo càng kéo dài thì càng có cơ hội với con cá cái hơn.
Thời điểm giao phối của chúng là từ tháng 5 đến tháng 7, chúng làm tổ trong những hốc đá trong suốt thời gian này. Nếu thành công, thì cả con đực và con cái cùng nhau trông chừng tổ và trứng trong vòng 1 tháng cho đến khi trứng nở thành cá con.
Những con đực có kích thước khá to (50cm), chúng thường kêu lên những giai điệu khó nghe để cảnh báo những con khác vô tình lạc vào lãnh thổ của nó.
Những con đực xây tổ trong những hốc đá trong suốt thời gian giao phối kéo dài từ tháng 5 đên tháng 7 và ngân nga những bài hát để kêu gọi bạn tình. Chúng thường ngụy trang giống với những tảng đá nên chỉ có phát ra âm thanh là cách tốt nhất để gây chú ý với những con cái.
Điều quan trọng hơn cả là đến mùa giao phối, những con cá đực thường làm tổ gần nhau cho nên tiếng kêu của chúng phát ra như một dàn hợp xướng. Tiếng huýt sáo càng lớn có nghĩa là con đực càng to và khỏe, điều này giúp những kẻ xâm lăng bỏ ý định cướp tổ của chúng.
Cá cóc Lusitanian thường nặng khoảng 2kg. Chúng có cái đầu to, miệng rộng giống như cóc nên chúng được đặt tên là cá cóc.
Các nhà khoa học Bồ Đào Nha phát hiện ra được tiếng huýt sáo phát ra từ những con cá cóc Lusitanian có thể cho họ biết được tình trạng sức khỏe và những thông tin về những chiếc tổ của chúng.
Các chuyên gia đã thực hiện một phân tích về tần số âm thanh phát ra của loài cá cóc này. Nhiệt độ của nước, thủy triều, sự tương tác cộng đồng đều ảnh hưởng đến tần số âm thanh của chúng. Ví dụ như: khi thủy triều thấp tiếng huýt sáo của chúng sẽ ngắn hơn và có tần số thấp hơn bình thường.
Nhóm nghiên cứu còn phát hiện những con đực không phát ra tiếng kêu cảnh báo thường có khả năng xâm chiếm tổ hơn những con khác. Con đực “hát” nhiều hơn chứng tỏ chúng có nhiều năng lượng và khỏe mạnh để bảo vệ tổ và trứng đồng thời khả năng sinh sản được đánh giá cao hơn so với những con khác.
- 02/04/15 14:46 Tuyệt chiêu săn mồi "một phát chết tươi" của loài tôm gõ mõ
- 02/04/15 13:22 "Đẹp" ngỡ ngàng với những đám mây trước bão
- 02/04/15 10:33 Kinh hoàng hình ảnh siêu bão Maysak
- 31/03/15 11:29 Ngắm chùm ảnh về sâu đẹp như tranh !
Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet