Nội dung

Cầu Nga Cảnh được coi là "thánh địa" của phong tục độc đáo này. Từ sáng sớm cho đến tối đêm nơi đây lúc nào cũng có vô số thầy cúng ngồi chờ khách. Trước kia, người ta chỉ làm lễ đả hình nhân vào tiết kinh trập (ngày 5 hoặc 6/3). Người dân quan niệm rằng vào ngày này các loài côn trùng sâu bọ và những kẻ "tiểu nhân" đều lần lượt thức tỉnh chui ra để hại người.

Ngày nay người dân thành phố phải chịu vô số những phiền não và áp lực khác nhau, có những người không thể đợi được đến tiết kinh trập mà mượn luôn tục đả hình nhân để xóa bỏ những muộn phiền trong lòng.

Tục đả hình nhân ở hong kong

Một nghi thức trong tiết kinh trập. Ảnh: strippedpixel

Đầu tiên, thầy cúng dâng một que hương lên Quan Âm Bồ Tát, sau đó hỏi tên, giới tính (không cần giờ sinh, bát tự) của "người bị đánh" khấn. Tiếp theo đó, bọc kín hình nhân mô phỏng "người bị đánh" bằng giấy ngũ quỷ, để lên một viên gạch vỡ rồi dùng dép đã đi đập liên tục trong khoảng hơn mười phút cho đến khi hình nhân "thâm tím mình mẩy". Sau đó, lấy mỡ lợn quết lên mình hình nhân đã bị thương trước mâm lễ rượu thịt dâng lên Bồ Tát, tượng trưng cho việc từ nay kẻ tiểu nhân đã bị bịt miệng, về sau không bao giờ được nói năng bừa bãi nữa.

Đả hình nhân xong, thầy cúng sẽ lấy các loại ngũ cốc như gạo, đỗ xanh… rắc quanh bốn phương tám hướng. Cuối cùng, thầy cúng lấy hai mảnh hình bán nguyệt ghép lại với nhau, rồi ném lên một mảnh gỗ cong ra ngoài, một âm một dương (một trên một dưới) để chén thánh xuất hiện, có nghĩa là nghi lễ kết thúc thuận lợi, rồi tạ ơn Quan Âm Bồ Tát và cảm ơn tín chủ.

Tục đả hình nhân ở hong kong

Rất đông người chờ làm lễ đả hình nhân. Ảnh: strippedpixel

Nếu tín chủ đả hình nhân vào đúng tiết kinh trập thì còn phải thêm một nghi thức nữa gọi là "tế bạch hổ". Vào thời điểm này, các loài động vật ngủ đông bắt đầu thức dậy đi kiếm thức ăn và theo truyền thuyết dân gian Quảng Đông thì đây cũng là lúc bạch hổ - một trong những hung thần đi tìm thức ăn. Vì vậy vào tiết kinh trập, để bình an thì người ta phải tế bạch hổ.

Thầy cúng trước tiên sẽ chuẩn bị giấy làm bạch hổ, thường là màu vàng, trên lưng có vằn đen và khóe mép vẽ hai chiếc răng nanh sắc nhọn. Lúc bái tế, phải cho bạch hổ ăn tiết lợn, sau đó dùng một miếng thịt lợn béo sống làm "lễ mọn", bôi lên mép bạch hổ, với ngụ ý rằng bạch hổ ăn no rồi sẽ không hại người nữa.

Ngọc Mai

Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet

Cùng chuyên mục

Một số lưu ý khi đi du lich Mỹ

Những khó khăn, trở ngại trong việc xin visa, khác biệt trong hệ thống luật pháp hay rào cản về văn hóa, lối sống có thể phá hỏng chuyến đi mà bạn đã chuẩn bị. Có một thực tế là "không phải ai...

Xem thêm  

Thung lũng chim tự sát ở Ấn Độ

Biển đón chào du khách ở đầu ngôi làng Jatinga ở huyện Dima Hasao, bang Assam, Ấn Độ. Nằm gọn trong một thung lũng Jatinga, ngôi làng nhỏ là một trong địa danh đẹp ở huyện Dima Hasao với những thác nước...

Xem thêm  

Sang lào du lịch bụi rẻ mà thú vị

Từ TP. HCM, bạn có thể chọn chuyến bay đi Vientiane, Pakse, Luang Phrabang (Lào) của các hãng hàng không như Vietnam Airlines, Thai Airways International, Lào Airlines. Còn nếu có thời gian và kinh phí hạn hẹp hơn, bạn...

Xem thêm