Nội dung
Bạn đang muốn chọn mua hệ thống âm thanh gia đình mình, để có thể xem phim, nghe nhạc hay giải trí karaoke gia đình, nhưng không biết phải lựa chọn thế nào vì trên thị trường có quá nhiều thương hiệu, quá nhiều sản phẩm làm cho bạn bối rối và phân vân không biết đâu mới là giải pháp tối ưu nhất cho nhu cầu của mình? Cũng như không phải ai cũng là chuyên gia để chọn ra cho mình gói thiết bị âm thanh hoàn hảo.

3D HOUSE chia sẻ cách chọn hệ thống - thiết bị âm thanh gia đình, cung cấp cho bạn thông tin để chọn được hệ thống âm thanh tốt nhất cho gia đình mình, phù hợp mục đích sử dụng và chất lượng cao.

PHẦN I: NHỮNG KINH NGHIỆM CHUNG

1. Nhu cầu sử dụng hệ thống thiết bị âm thanh gia đình của bạn là gì?

Đây là câu hỏi đầu tiên và cũng là câu hỏi quan trọng nhất khi bạn muốn chọn mua một hệ thống thiết bị âm thanh cho gia đình mình. Nhu cầu của bạn là nghe nhạc, karaoke hay dùng để xem phim? Dàn âm thanh nào cũng có thể đáp ứng được cùng lúc cả 3 nhu cầu này, tuy nhiên chỉ là đáp ứng ở mức “tạm chấp nhận được”, còn để có thể ra được cái “chất” của từng thể loại thì cần phải lựa chọn kĩ càng.

2. Vị trí đặt hệ thống âm thanh gia đình

Đây cũng là yếu tố không kém phần quan trọng để có một hệ thống âm thanh gia đình như bạn mong muốn. Bạn cần ước lượng được không gian đó là rộng hay nhỏ, có kín hay không, vị trí đặt loa có bao phủ được toàn bộ không gian đó hay không để chọn mua số lượng loa cũng như công suất của loa.

3. Sử dụng sản phẩm thương hiệu nào cho thiết bị âm thanh gia đình

Bạn nên tìm hiểu qua các thương hiệu được ưa chuộng trên thị trường hiện nay, cũng như lí do tại sao những thương hiệu đó được nhiều người chọn sử dụng. Các kiến thức về thương hiệu thiết bị âm thanh sẽ giúp cho bạn an tâm và có thêm kinh nghiệm trong việc lựa chọn hệ thống âm thanh gia đình, cũng như cho bạn có được sự lựa chọn sáng suốt nhất, tránh bị dẫn dụ bởi “lời hay ý đẹp” của các nhân viên bán hàng, phải mua những sản phẩm không như ý, tiền mất tật mang.

4. Nên tìm hiểu về các thông số kĩ thuật của hệ thống âm thanh

- Các thông số kĩ thuật của thiết bị âm thanh sẽ cho bạn biết thông tin chính xác nhất về sản phẩm mà bạn chuẩn bị mua, cũng như giúp bạn có thể tự mình điều chỉnh được hệ thống âm thanh gia đình mình. - Các thuật ngữ, thông số bạn nên tìm hiểu đó như: dải tần số (mid, treb, bass..) về công suất, độ lớn của loa (loa 2 tấc, 3 tấc hay 4 tấc...), và cách kết nối giữa loa và amply sao cho phù hợp nhất, mang lại hiệu quả âm thanh cao nhất

5. Hãy tự nghe thử hệ thống - thiết bị âm thanh bạn muốn mua

Không gian đặt loa tại nơi bán và tại nhà bạn là không giống nhau, vì vậy đôi lúc nghe thử tại nơi bán làm bạn hài lòng nhưng khi về láp ráp tại nhà bạn thì lại không như vậy. Vì vậy hãy nên thử tự điều chỉnh hệ thống âm thanh ngay tại chỗ và dùng những kiến thức đã tìm hiểu để kiểm tra xem đã phù hợp như những gì bạn muốn và tìm hiểu chưa.

Tư vấn lựa chọn thiết bị cho hệ thống âm thanh gia đình

6. Những quan điểm sai lầm khi mua thiết bị âm thanh

- Loa công suất gấp đôi sẽ to gấp đôi

Đây là một quan điểm hoàn toàn không đúng. Vì độ lớn của âm thanh còn phụ thuộc vào độ nhạy của loa. Một công thức để tính toán cho điều này đó là khi công suất tăng gấp 10 lần, mức cường độ âm (độ lớn âm thanh) sẽ tăng 10 dB và âm thanh sẽ lớn gấp đôi ban đầu. Trên thực tế, một loa có công suất khoảng 100W có giá thấp hơn rất nhiều so với loa 500W cùng độ nhạy, nhưng chỉ thua kém khoảng 6 dB mà thôi. Vì vậy, khoảng 120W là quá đủ cho mọi nhu cầu phổ thông trong gia đình.

- Các hệ thống âm thanh đã được tích hợp sẵn những tính năng an toàn

Một số người nghĩ rằng nhà sản xuất khi sản xuất đã tính toán sẵn độ lớn phát ra của loa sao cho không gây ảnh hưởng đến tai người nghe, dù cho thời gian nghe có là bao lâu. Đây là một quan niệm hoàn toàn sai lầm và sẽ ảnh hưởng đến thính giác của bạn nếu bạn không thay đổi suy nghĩ này. Hiện nay thì hầu hết các hệ thống âm thanh được bán trên thị trường đều có thể phát ra một mức âm cực lớn, có thể gây ảnh hưởng đáng kể đến thính giác của người nghe.

- Dây loa càng đắt càng tốt

Trên lý thuyết của các nhà sản xuất và những nhà cung cấp thiết bị âm thanh, dây loa tốt sẽ tạo ra chất lượng âm thanh cao hơn so với các loại dây loa chất lượng kém hơn. Tuy nhiên thực tế tại nhiều thí nghiệm khoa học được thực hiện bởi SoundAdviceBlog thì lại không đưa ra kết luận tương tự. Vì người nghe hầu như không phân biệt được sự khác nhau giữa âm thanh phát ra từ loa sử dụng dây nối thông thường và loa sử dụng loại dây nối đắt tiền. Để chứng minh rõ hơn cho kết luận này, người ta đã tháo rời các thiết bị như: loa, đầu CD, ampli... và thấy rằng có các dây nhỏ nối từ bảng mạch hoặc bộ xử lý đến các cổng kết nối. Chính vì thế mà trước khi đi qua các loại dây đắt tiền, tín hiệu âm thanh đã qua các đoạn dây nhỏ này. Điều này làm cho chất lượng âm thanh không có sự khác biệt quá lớn ngay cả khi sử dụng dây đắt tiền.

- Loa càng đắt càng tốt

Đây là một khái niệm đã từng gây ra rất nhiều tranh cãi, vì người dùng thường cho rằng cái gì phải bỏ nhiều tiền hơn để sỡ hữu chắc chắn sẽ tốt hơn những sản phẩm rẻ tiền hơn. Tuy nhiên thì đây không phải là một khái niệm đúng. Cũng giống như một cái áo, bạn cảm thấy đẹp nhưng chưa hẳn người khác cũng cảm thấy tương tự. Mỗi người sẽ có một cách đánh giá riêng. Và âm thanh cũng vậy, tai nghe và khả năng cảm nhận âm thanh của mỗi người sẽ khác nhau. Chính vì thế mà không có thiết bị nào là "tốt nhất", "hay nhất" mà chỉ có những thiết bị phù hợp với nhu cầu sử dụng khác nhau của mỗi người. Có những dàn loa đắt tiền sử dụng kim cương làm màng loa, nhưng chưa hẳn đã có âm sắc trầm ấm và thể hiện âm thanh nhạc cụ cổ điển chân thật như màng loa gỗ. Vì vậy khi mua loa, hoặc các thiết bị âm thanh thì nên cầm theo một album mà bạn ưa thích, nghe qua vài lần để cảm nhận âm thanh và có thể đánh giá chất lượng sản phẩm một cách tương đối nhất.

PHẦN II: CÁCH CHỌN AMPLY CHO GIA ĐÌNH

Trước tiên khi bắt tay vào chọn mua amplifier (amply) thì bạn nên xác định rõ nhu cầu của mình mua amply để xem phim, nghe nhạc hay sẽ mua amply karaoke để phục vụ việc giải trí karaoke của mình. Hãy xác định thật rõ ràng để có thể mua được sản phẩm phù hợp và mang lại hiệu quả sử dụng tối ưu.

1. Chọn amply Karaoke cho hệ thống âm thanh gia đình

Khi quyết định chọn mua amply karaoke, có 2 yếu tố phải chú ý đến, đây là 2 yếu tố sẽ quyết định giá trị của amply.

* Sức mạnh của amply: Yêu cầu thiết yếu nhất của một amply karaoke phải có đó là phải thể hiện được sức căng, độ trong và độ chính xác khi hoạt động gần tới mức công suất cao nhất, nghĩa là âm thanh phát ra khi tăng âm lượng lên gần tới mức cao nhất không được chói tai, không gây cảm giác khó chịu cho người nghe, và khi hạ âm lượng xuống mức thấp thì âm thanh không rè. Có như vậy thì mới đáp ứng được chức năng karaoke, giúp người hát không bị phô, bị chói khi đến đoạn cao trào. Một amply tốt, chất lượng cao thì ngay cả khi sử dụng ở mức công suất tối đa thì vẫn giữ được khả năng làm việc nhẹ nhàng, xử lí âm thanh tốt, rõ ràng mọi tần số âm thanh phát ra, đây là sự khác nhau giữa những loại amply chất lượng cao và amply kém chất lượng. Giải pháp để kiểm tra sức mạnh của amply đó là hãy chọn phát một bài hát được trình diễn kết hợp nhiều loại nhạc cụ khác nhau, hoặc ở những đoạn cao trào có tiếng guitar và tiếng trống cùng hòa vào, bạn bất ngờ mở lớn âm lượng xem tiếng bass có bị vỡ không? Nếu không thì bạn đã chọn được một amply tốt rồi đấy.

* Chất lượng của amply: Khi kiểm tra yếu tố này thì bạn nên kết hợp thêm Micro, vì đây là thiết bị không thể thiếu khi hát karaoke. Hãy thử xem các nút điều chỉnh volume của amply có nhạy và chính xác không? Khi mở ở mức thấp thì micro có hút được tín hiệu không? Các nút khác trên amply như “ECHO” hay “REPEAT” có hoạt động tốt không, độ nhạy ra sao. Hãy kiểm tra xem tiếng bass có đủ lực chưa, Khi điều chỉnh âm lượng quá cao hoặc quá thấp thì tiếng treble vẫn giữ được hay bị vỡ tiếng. Tiếng treble nghe rõ hay chói tai, không nghe được. Khi đến các đoạn nhạc cao trào amply có xử lí được như bình thường hay bị rối giữa các tiếng nhạc này với tiếng nhạc khác. Công suất của amply cũng là một yếu tố cần lưu ý, nó cần phù hợp với cặp loa mà bạn sử dụng, điều này giúp cho hệ thống âm thanh của bạn đồng bộ hơn, cho chất lượng âm thanh tốt hơn. Tham khảo bài viết Cách chọn loa phù hợp hệ thống âm thanh gia đình để biết cách chọn phù hợp.

2. Chọn amply xem phim, nghe nhạc cho hệ thống âm thanh gia đình

Khi chọn mua amply nghe nhạc, xem phim thì các yếu tố cần chú ý đó là độ nhạy và trở kháng của loa, nơi đặt hệ thống âm thanh gia đình, loại nhạc bạn yêu thích

* Độ nhạy và trở kháng của loa: Các loại loa chất lượng tốt thì độ nhạy sẽ cao, chỉ cần amply có công suất nhỏ cũng có thể đáp ứng được. Vì vậy nếu điều kiện cho phép thì hãy chọn những loại loa có độ nhạy >90dB và trở kháng 8Ohm, vì những yếu tố này sẽ giúp giảm nhẹ hoạt động của amply, mang lại độ bền cho amply của bạn.

* Nơi đặt hệ thống âm thanh gia đình: Nếu phòng đặt hệ thống âm thanh lớn hoặc nhiều đồ đạc thì cần phải có amply công suất lớn hơn các phòng nhỏ, ít đồ đạc. Vì lúc này âm thanh sẽ truyền thẳng từ loa đến tai bạn mà không bị suy hao do va chạm với các vật dụng có trong phòng.

* Loại nhạc bạn yêu thích:

Nếu bạn yêu thích các thể loại nhạc nhẹ, trữ tình thì chỉ cần loa công suất vừa và nhỏ, không cần phải sử dụng amply công suất lớn. Nhưng nếu ngược lại bạn thích nghe nhạc rock, dance, các thể loại nhạc mạnh thì để đánh ra “chất” của các loại nhạc này cần sử dụng các loại amply công suất lớn, khả năng xử lí âm thanh tốt , đảm bảo các tiếng bass cho dòng nhạc này.

PHẦN III: CÁCH CHỌN LOA CHO HỆ THỐNG ÂM THANH GIA ĐÌNH

1. Chọn loa phù hợp với sở thích nghe nhạc của bạn

Trước khi bắt tay vào tìm mua một chiếc loa thì bạn cần xác định rõ ràng xem thể loại nhạc yêu thích của bạn là gì.
- Nếu bạn thích nghe những bản tình cả lãng mạn, các thể loại nhạc nhẹ nhàng, sâu lắng thì những chiếc loa công suất vừa phải, có dải tần rộng là sự lựa chọn tối ưu. Nhưng nếu bạn là một tín đồ của phong cách rock, những loại nhạc mạnh thì bạn nên chú ý đến các loại loa có công suất lớn cùng với tiếng bass mạnh mẽ.
- Nếu bạn yêu thích hát Karaoke thì nên chọn loại loa chuyên dùng cho karaoke, cần một cặp loa hỗ trợ tiếng nhạc trung thực và một loa center karaoke hỗ trợ giọng hát.
- Nếu bạn thích xem phim tại nhà, thì việc lựa chọn một dàn âm thanh 5.1 trở lên là điều tất yếu, cùng với đó là một thiết bị phát phim cho chất lượng hình ảnh và âm thanh đúng chuẩn.

Vậy nên bạn hãy xác định rõ nhu cầu của mình, sau đó khoanh vùng những loại loa phù hợp với nhu cầu và khả năng tài chính của mình, như vậy sẽ giúp bạn chọn được loại loa phù hợp nhất cho hệ thống âm thanh gia đình mình.

2. Chọn loa có kích thước, thiết kế phù hợp với căn phòng của bạn

Ví dụ như nếu căn phòng của bạn thiết kế với nội thất gỗ sang trọng thì những loại loa thùng gỗ sẽ rất phù hợp. Hoặc nếu là một căn phòng nhỏ thì các cặp loa kích thước nhỏ, có thể đặt trên các kệ loa hoặc các loại loa treo sẽ giúp bạn tiết kiệm diện tích, mang lại sự gọn gàng nhưng vẫn đảm bảo được hiệu quả âm thanh cho căn phòng.

3. Nên chọn loa phù hợp chứ đừng chạy theo thương hiệu

Sự nổi tiếng của thương hiệu có thể là một tiêu chí giúp bạn tăng thêm niềm tin khi lựa chọn loa cũng như các thiết bị âm thanh khác, nhưng đây không phải là tiêu chí tối ưu nhất. Không nên quá chú tâm đến tiêu chí này mà nên dựa vào sở thích, khả năng nghe thử để xem đâu mới là chiếc loa phù hợp với yêu cầu. Đừng ngần ngại, hạy cung cấp, chia sẻ cho người bán hàng các thông tin cần thiết về nhu cầu, sở thích cũng như không gian đặt loa để có được những lời khuyên, những lời tư vấn hữu ích, giúp bạn chọn được loại loa phù hợp cho hệ thống âm thanh gia đình mình.

4. Chú ý tới sự tương thích giữa loa và ampli trong hệ thống âm thanh gia đình

Ampli (hay còn gọi là amplifier) là thiết bị quan trọng gắn liền với loa trong hệ thống âm thanh gia đình của bạn. Vì vậy nên chọn mua loa có công suất cũng như độ nhạy phù hợp với ampli mà bạn sử dụng. Để đáp ứng được yếu tố này thì công suất hiệu dụng tối đa của ampli phải cao hơn công suất tối thiểu của loa. Ngoài ra một số yếu tố nữa có thể ảnh hưởng đến sự tương thích giữa loa và ampli đó là trở kháng, cấu trúc loa.... Giải pháp cho yếu tố này đó là nên chọn những sản phẩm cùng một thương hiệu để đảm bảo sự tương đồng trong cấu trúc cũng như tương thích giữa các thiết bị.

Tư vấn lựa chọn thiết bị cho hệ thống âm thanh gia đình



PHẦN IV: CÁCH CHỌN MICRO KARAOKE

Micro là yếu tố quan trọng thứ ba sau Amply và Loa ảnh hưởng đến chất lượng dàn karaoke gia đình. 3D HOUSE sẽ tư vấn cho quý khách hàng cách lựa chọn Micro thích hợp. Hiện nay trên thị trường có 2 loại micro chuyên dùng cho karaoke là micro karaoke loại điện động và micro karaoke loại điện dung.

1. Micro karaoke loại điện động(dynamic)

Đây là loại micro khá phổ biến và được dùng nhiều trong các quán karaoke hiện nay, phù hợp và được ưa chuộng. Lí giải cho điều này là vì dòng mic này có cấu tạo đơn giản, dễ sử dụng, mang lại độ tin cậy cao, chất lượng âm thanh trung thực và đặc biệt là giá thành thấp hơn so với các loại micro karaoke khác. Cấu tạo của micro này giống như một chiếc loa, nó gồm một màng rung cực mỏng được gắn với một cuộn dây đồng rất mảnh, cuộn dây đồng của micro được đặt vào một khe từ trường của một khối nam châm. Khi nhận sóng âm thanh từ bên ngoài màng rung sẽ rung động theo đáp tần của âm thanh và cuộn dây đồng cũng rung động theo, sự rung động cuộn dây đồng khi nằm trong một khe từ trường sẽ tạo ra một dòng điện xoay chiều đưa ra hai đầu dây dẫn và được khuếch đại lên bởi Mixer và power ampli.

2. Micro karaoke loại điện dung(condenser)

Loại micro này có cấu tạo gồm 1 miếng chất áp điện tức là trên bề mặt của miếng chất này sẽ xuất hiện điện tích trái dấu khi nó bị nén hoặc giãn. Một mặt của miếng chất này sẽ nối với mass (vỏ nhôm của micro).Mặt kia nối với cực G của một mosfet.Chân S của mosfet nối mass còn chân D để hở.Khi có âm thanh thì trên bề mặt của miếng chất áp điện có điện tích trái dấu tức là trên 2 mặt miếng chất áp điện sẽ có điên áp. Điện áp này điều khiển vào cực G của mosfet. Mosfet khuếch đại cho tín hiệu ra.

Đặc điểm nổi bật của dòng micro này đó là độ nhạy cao và âm sắc trung thực, không bị mất tiếng bass khi để micro ra xa, rất phù hợp cho các dàn karaoke chuyên nghiệp. Do tính chất và đặc điểm của từng loại micro nên microphone condenser ít được sử dụng trên sân khấu ca nhạc do nhạy cảm với độ ẩm và môi trường xung quang nên chủ yếu được áp dụng trong phòng thu âm để đạt được âm thanh chuẩn nhất.



Tư vấn lựa chọn thiết bị cho hệ thống âm thanh gia đình

PHẦN V: HƯỚNG DẪN SET UP DÀN KARAOKE

1. AMPLY

Trên các amply karaoke thông dụng thường có các cổng kết nối và nút điều chỉnh như sau:
* Mặt trước:
Nhóm 1: Micro
- Ngõ cắm micro: có 2 ngõ sử dụng jack 6 ly để cắm micro.
- Nút nhấn tăng hoặc giảm 20dB (luôn luôn mở, chỉ tắt khi gắn nhạc cụ)
- Nút Vol: cân chỉnh tín hiệu vào của đường micro
- Nút PAL: điều chỉnh tín hiệu cho bên trái hoặc bên phải
- Nút Echo: điều chỉnh tiếng Echo cho đường micro
- Nút Low: điều chỉnh âm trầm (bass)
- Nút Mid: điều chỉnh âm trung (mid, hỗ trợ cho giọng ca bị yếu)
- Nút Hi: điều chỉnh âm cao (treble)
Nhóm 2: Echo
- Nút Vol: tăng giảm âm lượng của Echo
- Nút Low: điều chỉnh âm trầm (bass) của Echo
- Nút Hi: điều chỉnh âm cao (treble) của Echo (tiếng xịt xịt)
- Nút RPT: tăng hoặc giảm số lần của tiếng lặp lại (repeat)
- Nút DLY: tăng hoặc giảm độ dài của tiếng (delay)
Nhóm 3: Music
- Nút A/B: chọn ngõ vào của nhạc (ngõ A hoặc B)
- Nút Vol: cân chỉnh tín hiệu vào của đường nhạc
- Nút PAL: điều chỉnh tín hiệu cho bên trái hoặc bên phải
- Nút Low: điều chỉnh âm trầm (bass)
- Nút Mid: điều chỉnh âm trung (mid)
- Nút Hi: điều chỉnh âm cao (treble)
Nhóm 4: Master (điều chỉnh tổng)
- Nút Vol: tăng giảm âm lượng của đầu ra
- Nút Low: điều chỉnh âm trầm (bass)
- Nút Mid: điều chỉnh âm trung (mid)
- Nút Hi: điều chỉnh âm cao (treble)


Tư vấn lựa chọn thiết bị cho hệ thống âm thanh gia đình

*Mặt sau:
- Music in (nhạc vào), có 2 lựa chọn A hoặc B (nếu ta cắm đầu jack hoa sen từ DVD Karaoke xuống kênh A thì mặt trước chỗ Music ta cũng chọn A và ngược lại.
- Output:
+ LINE: lấy tín hiệu ra cho thiết bị khác như cho Subwoofer hoặc 1 Amply khác
+ REC: dùng để thu âm, tín hiệu này đã được điều chỉnh theo mặt trước của máy.
+ SCORE / MIC: đường kết nối tín hiệu chấm điểm với đầu karaoke

Tư vấn lựa chọn thiết bị cho hệ thống âm thanh gia đình

*Cách chỉnh amply:
- Trước khi mở điện nên vặn nhỏ Vol của micro, Vol của music và Vol của master.
- Cắm micro vào lỗ cắm, để vị trí nút Echo Mic đó ở giữa hay còn gọi 12 giờ theo như kim đồng hồ
- chỉnh các nút Low, Mid, Hi trên đường Mic đó đến khi nào ta thấy hài lòng nhất.
- mở đường Echo tổng lên (từ 10 giờ đến 12 giờ), đề nút Low và Hi ở mức giữa 12 giờ.
- quan trọng nhất là chỉnh nút RPT và DLY, theo kinh nghiệm thì những người hát nhạc chưa chuyên nghiệp thì nên để hai nút RPT & DLY ở mức 11h, còn những người biết hát ta nên chỉnh nút DLY nằm trong khoảng 11giờ đến 1giờ để cho số lần lặp lại nhanh hơn 1 tý. Cố gắng nghe tiếng lặp lại từ 1 đến 6 lần là hết.
- phối hợp tiếng Micro và tiếng nhạc, tiếng nhạc điều chỉnh chỉ bằng 70% của tiếng micro
- muốn điều chỉnh lớn nhỏ sau khi đã điều chỉnh xong từng kênh Mic và Music thì ta mở bên hệ thống Matser tổng.
- khi hát ta thấy giọng hát bị nặng ta tăng nút Mid của đường Mic lên,
- nếu muốn tiếng hát nhuyễn và nghe có âm xịt xịt thì ta tăng một chút ở nút Hi trên đường Mic và đường Echo tổng.
- nếu nghe tiếng hát không dày ta tăng nhẹ nhàng nút Echo trên đường Mic và nút Low trên đường Echo tổng.
- khi tăng những nút trên ta phải vặn từ từ và nhẹ nhàng để tránh bị hú làm hư loa
- nếu hệ thống bị hú hướng xử lý nhanh nhất là ta giảm một chút nút Vol trên đường Micro.
- Micro không tốt cũng một phần làm cho âm thanh hú.

2. LOA
- Loa nên mắc cao 2m tính từ sàn nhà đến đáy loa, khoảng cách giữa 2 loa là từ 2m đến 2,5m, loa hơi nghiêng xuống dưới 15 độ
- cực của loa phải đấu đúng cực loa của ampli (nếu sai âm thanh nghe không có bass)
- nếu mắc thêm loa sub điện thì nên để loa sub dưới sàn nhà, có 2 cách lấy tín hiệu cho loa sub. Một là lấy tín hiệu từ đường line out của amply cắm vào ngõ line in của loa sub. Hai là lấy tín hiệu từ trạm loa trên amply mắc vào cọc Input của loa sub (theo kinh nghiệm thực tế ta nên chọn cách thứ hai vì khi chọn đường này sẽ cho tiếng bass tròn và đúng theo tín hiệu nhạc.
- khi lắp một hệ thống karaoke (micro, ampli, loa, sub) thì ta phải tiếp đất cho hệ thống nhằm tránh bị giật hoặc bị ù.

Hy vọng những chia sẻ trên sẽ mang lại cho bạn những thông tin cơ bản, cần thiết nhất về cách chọn mua một hệ thống âm thanh gia đình. Chúc bạn có được những giây phút tuyệt vời, thăng hoa cùng âm nhạc với hệ thống âm thanh mình tin tưởng và chọn lựa.

Để được tham khảo và tư vấn kĩ hơn về cách chọn hệ thống âm thanh gia đình, liên hệ: 093 885 8810 (Mr.Ngọc)

Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet

Cùng chuyên mục

Phòng ăn theo phong thủy

Một không gian ẩm thực hợp phong thủy ngoài các yếu tố về hướng, cân bằng âm dương, còn cần những bài trí tương sinh ngũ hành theo đặc trưng riêng của phòng ăn là hành Mộc với nguyên tắc Mộc tăng - Hỏa giảm - Kim hạn chế.

Xem thêm  

Nơi ở xa hoa của vua Bảo Đại

Có 3 dinh Bảo Đại được xây dựng tại thành phố Đà Lạt, trong đó Dinh số 3 được xem là điểm tham quan hấp dẫn nhất. Kết thúc tuần lễ Pháp tại Đà Lạt, mở ra một khoảng không gian mới chờ đợi...

Xem thêm  

Khách sạn hang đá độc đáo nghìn tuổi

Khách sạn Gamirasu, ở Cappadocia, Thổ Nhĩ Kỳ là một địa danh đặc biệt có tuổi thọ lên đến 1.000 năm, được thiết kế như những hang đá độc đáo. Thiết kế như những hang đá độc đáo, Gamirasu...

Xem thêm  

Nhà vườn trên đất 470 m2

Gia đình tôi có mảnh đất 470 m2 (chiều dài 25 m, mặt tiền hướng tây nở hậu) mong nhờ KTS gợi ý cho phương án thiết kế cho nhà trên diện tích khoảng 120-130 m2, xây 2 tầng đơn giản, sân vườn rộng rãi. Mặt đường trước mặt rộng 16 m. (Phạm Thiên Trang)

Xem thêm  

Nhà ba tầng 6,3 x 8,6 m

Tôi có mảnh đất 6,3 x 8,6 m, hướng đông nam, mặt tiền 6,3 m, đường rộng 6 m. Tôi muốn một thiết kế đơn giản, dễ thi công. Xin gợi ý cả cách bố trí mặt tiền. (Vũ Hải)

Xem thêm  

Phong thủy cho căn hộ chung cư

Đặc trưng của chung cư là vừa tách bạch phần riêng lại vừa phụ thuộc phần chung, ảnh hưởng giữa các căn hộ của toàn khối nhà với nhau. Do vậy, các yếu tố phong thủy vẫn tuân theo những nguyên tắc cơ bản của nhà truyền thống nhưng vẫn có các khác biệt cần điều chỉnh linh hoạt.

Xem thêm