Nội dung
Trứng kiến - mùi phô mai thảo dã

Kiến có mặt khắp mọi nơi, con vật bé xíu nhưng lại có thành phần dinh dưỡng cao, đạm từ 42 đến 67% và có 28 loại acid min, ngoài ra nó còn có nhiều sinh tố và khoáng chất. Thời nhà Minh ở Trung Hoa, người ta dùng kiến để bào chế thành những viên thuốc tráng lực như thuốc bổ bây giờ.

Ở Việt Nam, loài kiến vàng có khắp nơi, nhất là những vùng nhiều cây cối vườn tược có cây ăn trái. Theo kinh nghiệm dân gian, người Việt đã biết dùng kiến vàng để làm tác nhân thúc đẩy sự thụ phấn, tạo sự kết quả cho cây trái. Kiến vàng cũng là loài thiên địch chống lại sự phá hoại của côn trùng khác gây hại cho cây trái.

Với những lợi ích của kiến vàng, thường không ai phá tổ kiến. Nhưng trứng kiến vàng lại là một món ăn thuộc loại độc nhất vô nhị, nên dân nhà vườn đều có dịp thưởng thức món trứng kiến khi tới mùa cây trái nhiều. Tùy thổ nhưỡng, cây trồng của từng vùng mà có cách nhận biết tổ kiến có trứng hay không. Ở vùng Bình Định, theo kinh nghiệm của người nhà vườn từ tháng giêng đến cuối tháng hai âm lịch, những kiến chúa tách dần đi gây tổ mới. Lúc này tổ mới gầy, lá còn tươi mới xanh đậm nghĩa là trứng còn mới, mọng sữa căng tròn. Còn lúc lá cây của tổ chuyển mầu hơi vàng ươm là kiến đã nở nhiều. Còn vùng Củ Chi thì người đi thọc trứng kiến thường nhai những loại lá cây có bản khá lớn như xoài, mận, chôm chôm...

Tổ kiến khi kết xong sẽ có lớp màng trắng liên kết các lá với nhau, khi nào lớp màng trắng phủ đều là bên trong tổ kiến chúa đã đẻ được khá nhiều trứng. Trứng kiến mầu trắng đục, căng bóng trông thật hấp dẫn. Nhúm một miếng bỏ vào miệng ăn sống ngay tại chỗ vị béo, thơm, tươi mới thật ngon, lạ miệng.

Trứng kiến vàng, tùy khẩu vị từng vùng mà chế biến khác nhau. Miền núi có món trứng kiến nấu măng sặt được liệt vào hàng mỹ vị. Măng cỡ ngón tay lột sạch, đập giập cho vào nồi xăm xắp nước nấu mềm. Cho chút bột nếp vào để nước hơi sánh, rồi cho trứng kiến vào nấu chín, khi nhắc xuống cho thêm hành lá, lá chanh, ngô. Canh có vị ngọt của măng tươi hòa cùng vị béo bùi của trứng kiến, thơm ngọt khó tả hết.

Người vùng Bình Định thì đem trứng kiến xào chín trộn với dưa leo, ớt, bưởi và đài hoa đực của mít thái mỏng, rắc thêm đậu phộng; vậy là có món nộm trứng kiến tuyệt cú mèo. Cho gắp nộm vào miệng với đủ mùi vị chát, chua cay cùng cảm giác giòn tan hòa lẫn thật tuyệt, nhưng độc đáo nhất là mùi vị béo bùi của trứng kiến cứ thoang thoảng.

Dân Củ Chi thì đem trứng kiến trộn gỏi đu đủ, gỏi bưởi hay nấu canh chua lá giang ăn với cơm trắng còn gì bằng. Nhưng thật ra trứng kiến vàng chỉ cần cho lên chảo rang lửa vừa tới, dằn chút nước mắm ngon cho hơi măn mẳn. Lửa vừa nóng làm cho từng cái trứng rời ra căng bóng hơi rộm mặt là được, vì lúc này độ béo của trứng kiến sẽ đầy đặn nhất. Dùng muỗng cà phê xúc độ nửa muỗng cho vào đầu lưỡi, từ từ nhấm nháp sẽ nghe trọn vẹn hương vị thơm ngọt, béo bùi của trứng kiến, dư vị của nó lưu lại một chút mùi thơm hăng nồng không giống bất cứ một món ăn nào. Nhấp thêm ngụm đế nếp Bến Xúc nữa thì sự trọn vẹn của món trứng kiến rang không còn gì để nói! Trứng kiến rang mẳn là một món ăn kiểng, một món ăn thuộc hàng đệ nhất phong lưu khoái khẩu của miệt đất vườn.

Ăn trứng kiến phải thật thư thả, thong dong. Người ăn cứ nhấm nháp nó từng chút một mới thấm thía cái ngon, cái hồn của hương vị quê nhà như đọng cả vào đây.

(Theo Sài Gòn Tiếp Thị)

Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet

Cùng chuyên mục

Bánh cuốn làng Kênh

Bánh cuốn làng Kênh (Nam Định) có bí quyết riêng và chỉ truyền nghề cho con dâu trong gia đình. So với bánh cuốn Thanh Trì, bánh làng Kênh ăn đứt về độ mỏng, mịn và trắng của hình, độ thơm của bánh và độ đậm đà của nước chấm.

Xem thêm  

Phở cuốn làng Ngũ Xã

Cũng thịt bò, bánh phở, rau thơm... nhưng không phải thái sợi bánh nhỏ ra chan với nước dùng mà để miếng vuông cuốn lại như nem. Người từ nơi xa đến biết tiếng phở cuốn thế nào cũng phải ghé qua nếm thử.

Xem thêm  

Nước mắm cua đồng

Mắm cua đồng là đặc sản của Sóc Trăng. Cua đồng giã nhuyễn, trộn với tỏi, muối hột, thính... đem phơi nắng, tạo thành một món ăn có vị độc đáo riêng của vùng đất Nam Bộ.

Xem thêm  

Bánh xèo trứng đà điểu

Rất lạ và không kém phần hấp dẫn, đó là món thịt… đà điểu! Quả thật, kiến, bọ cạp, dế cơm chiên giòn - một thời từng làm xôn xao thế giới ẩm thực, giờ đã được thay thế bằng món mới: thịt đà điểu.

Xem thêm  

Quán cuối tuần: Chả cá Hà Nội

Quán khá ấn tượng với bảng hiệu làm từ tấm gỗ hình một con cá. Nội thất được trang trí với những bức tranh sơn dầu phố phường Hà Nội. Thực khách đến đây còn được nghe văng vẳng giai điệu ả đào.

Xem thêm  

Chịn xồm - món lạ

Chịn xồm là món thịt chua của người Thái (Nghệ An). Thịt ăn kèm rau gia vị, chấm nước mắm rất ngon. Để làm món chịn xồm, có thể lấy thịt bò, thịt trâu, thịt lợn, chọn miếng thịt đặc, không có mỡ, bạc nhạc, rửa sạch, cắt thành từng miếng bằng bàn tay.

Xem thêm  

Bánh canh Bến Có

Về Trà Vinh, bạn đừng bỏ qua cơ hội thưởng thức bánh canh Bến Có ở xã Nguyệt Hóa, huyện Châu Thành. Bánh canh mềm, đượm vị thơm của thịt, lòng heo, ăn kèm ớt hiểm cay xé lưỡi tạo hương vị khó quên.

Xem thêm  

Trám - đặc sản dân dã

Trám có vào mùa cuối tháng 7 đầu tháng 8. Trám có thể nhồi thịt, kho cá hoặc đem om cũng vẫn giữ vị bùi, béo. Bát cơm gạo mới trắng tinh có mấy miếng trám đen kho cá là cả một bữa tiệc đồng quê.

Xem thêm  

Cá ngát nấu bần

Canh chua cá ngát nấu bần là món ăn đặc trưng của dân sông nước. Cứ theo triều, chèo ghe ra mé rạch hái bần, vừa hái vừa hình dung ra món canh chua mà bụng cứ thấy đoi đói.

Xem thêm  

Tứ xứ bánh canh

Bánh canh được làm chủ yếu từ bột gạo, một số nơi ở miền nam có thêm bánh canh làm bằng bột lọc. Tại Huế có hai loại là bánh canh Nam Phổ và bánh canh cá tràu, tức cá lóc. Cách làm sợi bánh cũng như nước dùng của hai loại này khác nhau nhiều.

Xem thêm  

8 món hủ tiếu hấp dẫn của Sài Gòn

Hủ tiếu bột lọc, hủ tiếu cá, hủ tiếu sườn, hủ tiếu hồ... là những biến tấu khác nhau của hủ tiếu mê hoặc thực khách. Hủ tiếu cá ​ Hủ tiếu cá hấp dẫn thực khách với những cọng bánh...

Xem thêm