Nội dung
Nước mắm cua đồng

Vùng Sóc Trăng và một số vùng ngập mặn khoảng tháng 5 âm lịch, mùa mưa vừa đến, nước bắt đầu nổi trên đồng là lúc cua đồng xuất hiện. Cua đồng về đêm ra khỏi hang, bắt cặp đen mặt ruộng trống đang chờ sạ lúa. Đây là lúc cua mập và nhiều, dễ bắt.

Cua đồng không nhiều thịt lắm nhưng ngọt thịt. Người dân ở vùng này còn dùng cua làm nước mắm. Làm nước mắm cua, mỗi mẻ cần cỡ một chục ký cua. Cua tách mai, rửa sạch bùn đất, giã nhuyễn. Thêm 200g tỏi củ cũng giã nhuyễn cho vào cua trộn đều. Thính bằng gạo rang chừng nửa ký. Đường mía thắng cho kẹo khoảng 300g, và 2 kg muối hột loại khô. Tất cả cho vào cua trộn đều, xong cho vào thau hoặc chậu đất. Dùng giấy kiếng đậy miệng chậu để tránh ruồi, nhờ giấy kiếng trong suốt nên khi phơi, ánh nắng sẽ xuyên qua dễ dàng. Tuỳ trời nắng gắt hay không mà phơi 4-7 ngày. Khi nào chậu cua vừa trở màu đỏ au là được.

Thêm 20 lít nước vào cua đã phơi, bắc lên bếp nấu sôi. Cứ nấu và hớt bọt cho đến khi nước thật trong, lúc này cho thêm 200g đường thắng để nước mắm dịu lại và có màu đỏ cánh gián trong vắt. Sau đó, nêm lại bằng muối cho đúng độ mặn của nước mắm cho vừa ăn. Nước mắm cua cho vào keo thuỷ tinh để được cả năm.

(Theo Sài Gòn Tiếp Thị)


 

Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet

Cùng chuyên mục

Bánh cuốn làng Kênh

Bánh cuốn làng Kênh (Nam Định) có bí quyết riêng và chỉ truyền nghề cho con dâu trong gia đình. So với bánh cuốn Thanh Trì, bánh làng Kênh ăn đứt về độ mỏng, mịn và trắng của hình, độ thơm của bánh và độ đậm đà của nước chấm.

Xem thêm  

Phở cuốn làng Ngũ Xã

Cũng thịt bò, bánh phở, rau thơm... nhưng không phải thái sợi bánh nhỏ ra chan với nước dùng mà để miếng vuông cuốn lại như nem. Người từ nơi xa đến biết tiếng phở cuốn thế nào cũng phải ghé qua nếm thử.

Xem thêm  

Bánh xèo trứng đà điểu

Rất lạ và không kém phần hấp dẫn, đó là món thịt… đà điểu! Quả thật, kiến, bọ cạp, dế cơm chiên giòn - một thời từng làm xôn xao thế giới ẩm thực, giờ đã được thay thế bằng món mới: thịt đà điểu.

Xem thêm  

Quán cuối tuần: Chả cá Hà Nội

Quán khá ấn tượng với bảng hiệu làm từ tấm gỗ hình một con cá. Nội thất được trang trí với những bức tranh sơn dầu phố phường Hà Nội. Thực khách đến đây còn được nghe văng vẳng giai điệu ả đào.

Xem thêm  

8 món hủ tiếu hấp dẫn của Sài Gòn

Hủ tiếu bột lọc, hủ tiếu cá, hủ tiếu sườn, hủ tiếu hồ... là những biến tấu khác nhau của hủ tiếu mê hoặc thực khách. Hủ tiếu cá ​ Hủ tiếu cá hấp dẫn thực khách với những cọng bánh...

Xem thêm  

Bánh canh Bến Có

Về Trà Vinh, bạn đừng bỏ qua cơ hội thưởng thức bánh canh Bến Có ở xã Nguyệt Hóa, huyện Châu Thành. Bánh canh mềm, đượm vị thơm của thịt, lòng heo, ăn kèm ớt hiểm cay xé lưỡi tạo hương vị khó quên.

Xem thêm  

Trám - đặc sản dân dã

Trám có vào mùa cuối tháng 7 đầu tháng 8. Trám có thể nhồi thịt, kho cá hoặc đem om cũng vẫn giữ vị bùi, béo. Bát cơm gạo mới trắng tinh có mấy miếng trám đen kho cá là cả một bữa tiệc đồng quê.

Xem thêm  

Những món ăn ngon ở Tân Định

Ở Sài Gòn, muốn thưởng thức các món ăn ngon như bánh canh bò viên, cháo sườn non, các món ăn Huế, mì xào giòn hay là các món ăn miền tây thì các bạn nên ghé khu Tân Định, nới đây như một phố ẩm...

Xem thêm  

Cá ngát nấu bần

Canh chua cá ngát nấu bần là món ăn đặc trưng của dân sông nước. Cứ theo triều, chèo ghe ra mé rạch hái bần, vừa hái vừa hình dung ra món canh chua mà bụng cứ thấy đoi đói.

Xem thêm  

Tứ xứ bánh canh

Bánh canh được làm chủ yếu từ bột gạo, một số nơi ở miền nam có thêm bánh canh làm bằng bột lọc. Tại Huế có hai loại là bánh canh Nam Phổ và bánh canh cá tràu, tức cá lóc. Cách làm sợi bánh cũng như nước dùng của hai loại này khác nhau nhiều.

Xem thêm