Nội dung
Sau bài viết Tìm người hiến tế bào gốc cứu cô gái gốc Việt, chúng tôi nhận được nhiều phản hồi của bạn đọc bày tỏ ý nguyện được hiến tế bào gốc để giúp Joon, tuy nhiên lại băn khoăn không biết việc hiến tặng này có nguy hiểm gì cho sức khoẻ bản thân, thủ tục hiến tặng tế bào gốc ra sao?... Chúng tôi đã trao đổi với TS.BS Trần Ngọc Quế, phó giám đốc trung tâm Tế bào gốc, viện Huyết học – truyền máu Trung ương, về việc hiến tặng còn khá mới mẻ ở Việt Nam này.

Không như hiến và cho máu, có người hiến tế bào gốc nhưng phải tìm được người phù hợp, tỷ lệ này khá thấp. Hiến – nhận tế bào gốc đòi hỏi các chỉ số phù hợp phải rất cao. Trong hàng ngàn mẫu hiến tặng có khi chỉ chọn được một.

Có thể hiểu đơn giản hiến tế bào gốc là như thế nào, thưa ông?

Đây là một việc làm tự nguyện. Khi người hiến, tặng đồng ý, các bác sĩ sẽ lấy tế bào gốc từ máu hoặc tuỷ xương. Ngoài ra, tế bào gốc có thể lấy từ dây rốn. Hiểu mnaột cách đơn giản thì hiến tặng tế bào gốc cũng như hiến máu hiện nay. Tuy nhiên, không như hiến và cho máu, có người hiến tế bào gốc nhưng phải tìm được người phù hợp, tỷ lệ này khá thấp. Hiến – nhận tế bào gốc đòi hỏi các chỉ số phù hợp phải rất cao. Trong hàng ngàn mẫu hiến tặng có khi chỉ chọn được một. Nếu người cho và nhận là anh em ruột thì tỷ lệ phù hợp cao hơn cả.

Lấy máu hoặc tuỷ xương có gây đau đớn hay ảnh hưởng gì đến sức khoẻ của người hiến tặng?

Trước đây, rút tuỷ xương là cách duy nhất để lấy tế bào gốc. Ngày nay, bên cạnh phương pháp này còn có cách là thu thập tế bào gốc từ máu hoặc từ máu dây rốn khi sinh nở. Cụ thể, với người trưởng thành, tế bào gốc có thể lấy từ dịch tuỷ xương bằng cách gây tê và dùng kim rút tuỷ từ xương. Hoặc huy động tế bào gốc từ tuỷ xương ra máu ngoại vi rồi dùng hệ thống máy tách tự động lấy tế bào gốc bằng cách lấy máu thông qua tĩnh mạch. Với máu dây rốn, lượng máu lấy từ dây rốn sau sinh nở được xử lý, loại bỏ thành phần không quan trọng, cô đặc tế bào gốc và bảo quản.

Trữ tế bào gốc cứu người và làm của để dành

Nghiên cứu tế bào gốc tại Việt Nam. Ảnh: Lê Hồng Thái

Tuy nhiên, phương pháp lấy tuỷ xương phải thực hiện gây mê, người hiến tặng sẽ cảm thấy mệt vài ngày sau phẫu thuật. Chỗ lấy tuỷ xương chỉ đau trong thời gian rất ngắn, về lâu dài không ảnh hưởng đến sức khoẻ. Với phương pháp lấy tế bào gốc từ máu ngoại vi, bác sĩ sẽ dùng thuốc kích cho tăng tế bào gốc trong máu. Hiện chưa có báo cáo nào cho thấy phương pháp này ảnh hưởng đến sức khoẻ.

Cả ba cách thu thập tế bào gốc như trên đều không ảnh hưởng đến sức khoẻ, đồng nghĩa với việc người hiến tặng không phải điều trị gì sau đó.

Tại Việt Nam, hiện việc hiến tặng tế bào gốc được triển khai thế nào?

Nhiều nước đã có chương trình hiến, tặng tế bào gốc quốc gia. Như Nhật Bản, có khoảng 430.000 người đăng ký hiến tuỷ xương và trên 30.000 mẫu máu dây rốn được lưu giữ. Việt Nam chưa có chương trình này cũng như việc hiến, tặng và lưu giữ còn hạn chế. Trên thực tế, người hiến tặng tế bào gốc là có và người cần nhận rất nhiều. Tuy nhiên, việc triển khai thực hiện lại không đơn giản. Người hiến tặng cần thực hiện các khâu như khám sức khoẻ, xét nghiệm, sàng lọc xét nghiệm phù hợp, lưu giữ tế bào gốc… rất tốn kém: 10 – 15 triệu đồng/người. Tế bào gốc không như các bộ phận cơ thể khác, có khi hàng ngàn người mới có một người phù hợp. Do đó, duy trì một ngân hàng tế bào gốc hàng trăm ngàn mẫu, thông tin của chừng đó người không hề đơn giản. Nếu có chương trình hiến tặng tế bào gốc quốc gia như nhiều nước với các thông tin, mẫu tế bào gốc được bảo quản chờ có người cần, sẽ dễ dàng trong việc điều trị.

Nếu người bệnh ở nước ngoài muốn nhận tế bào gốc của người ở Việt Nam thì thủ tục ra sao?

Do chưa có ngân hàng tế bào gốc nên việc này rất khó thực hiện. Hiện nhiều bệnh viện, trung tâm y học trong cả nước đã tham gia nghiên cứu, ứng dụng tế bào gốc, nhưng vẫn theo kiểu tự phát, mạnh ai nấy làm. Vì khi việc cấy ghép tế bào gốc được thực hiện giữa người cho và người nhận không cùng huyết thống, đặc biệt nếu không cùng chủng tộc, thì việc tìm kiếm các mẫu tế bào gốc phù hợp là rất khó khăn. Hiện nhiều trường hợp ghép tế bào gốc đã thực hiện tại viện Huyết học – truyền máu Trung ương cũng như các cơ sở khác đều là cận huyết thống, nghĩa là anh/chị/em ruột cho nhau. Ngay cả kinh phí, người bệnh cũng phải bỏ ra do bảo hiểm y tế chưa thanh toán cho dịch vụ này.

Tôi cũng phải khẳng định, ghép tế bào gốc chỉ là phương pháp điều trị. Một người mắc bệnh về máu cần được chẩn đoán và có hướng điều trị phù hợp chứ không phải ai ghép tế bào gốc cũng khỏi hẳn bệnh.

Thời gian tới, Việt Nam có kế hoạch nào để mở ra hy vọng cho người cần ghép tế bào gốc?

Chúng tôi đang xây dựng chương trình tế bào gốc quốc gia. Để duy trì được chương trình này, cần mỗi năm trên 600 tỉ đồng. Nếu được thực hiện sẽ là tin vui cho những bệnh nhân cần ghép tế bào gốc.

Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet

Cùng chuyên mục

Cách dùng chất béo với bệnh tim mạch

Bệnh tim mạch là một trong số những bệnh hay gặp của “thời hiện đại” và cuộc sống đô thị hóa.  Căn bệnh đó cũng liên quan rất mật thiết với chế độ ăn uống. Chất béo trong khẩu phần ăn đóng một vai trò đặc biệt.

Xem thêm  

Ba loại sữa bột TQ chứa chất gây bệnh tim

Sữa bột dành cho trẻ em của ba hãng sữa đang bán chạy ở Trung Quốc, Baby Club của Beingmate, Super của Synutra và Gold của Yili, chứa chất béo chuyển hóa (trans-fat) mà các chuyên gia cho rằng có thể gây bệnh tim, nhưng không được thông báo trên bao bì, báo South China Morning Post của Hong Kong đưa tin hôm qua.

Xem thêm  

Trúc Diễm khoe da trắng mịn màng

Chiều qua (10/11/2013) người đẹp Trúc Diễm đã góp mặt trong buổi tọa đàm về trò chơi giải trí trên thiết bị di động được tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh. Trúc Diễm lựa chọn mẫu trang phục...

Xem thêm  

Bí quyết giúp bạn luôn tươi trẻ

Bạn không thể tránh tuổi già và sự lão hoá. Một chế độ ăn uống lành mạnh không chỉ giúp bạn kéo dài được tuổi trẻ mà nó còn giúp bạn năng động và trẻ trung hơn so với độ tuổi của mình.

Xem thêm  

Cách lựa chọn thực phẩm khôn ngoan

Để đảm bảo sức khoẻ, mỗi người cần phải biết chọn cho mình thức ăn phù hợp với tình trạng dinh dưỡng, sức khoẻ, điều kiện kinh tế, sở thích. Lựa chọn phù hợp Phù hợp với...

Xem thêm