Nội dung
Loãng xương sớm có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nguy hiểm, để lại hậu quả lâu dài về mặt sức khỏe.

Tham gia kiểm tra sức khỏe tổng quát do một bệnh viện (BV) tổ chức, chị N.T.N.U (ngụ quận 6, TP HCM) rất bất ngờ khi nhận được kết quả mình bị loãng xương mức độ nặng, trong khi chị mới 25 tuổi. Đến khám ở một đơn vị chuyên sâu, bác sĩ (BS) kết luận nguyên nhân bệnh do một số bất thường trong quá trình chuyển hóa, cơ thể chị U. kém hấp thu canxi. Thêm vào đó, suốt 6 tháng nay, do nỗ lực giảm cân nên vô tình chị đã có một chế độ ăn thiếu canxi cũng như các chất cần thiết để hỗ trợ quá trình hấp thụ canxi khiến tình trạng loãng xương nặng thêm.

Các bệnh lý tiềm ẩn

BS Mai Văn Thu, Trưởng Phòng Kế hoạch - Tổng hợp BV Chỉnh hình và Phục hồi chức năng TP HCM, phân tích: “Ở con người có 2 quá trình diễn ra song song là tạo xương và hủy xương. Ở trẻ em, quá trình tạo xương mạnh mẽ hơn hủy xương, giúp cơ thể ngày một phát triển. Dần dần, khi tuổi càng cao, tình hình bị đảo ngược: Hủy xương nhanh hơn tạo xương, dẫn đến loãng xương”.

Theo BS Thu, loãng xương thường gặp ở tuổi trên 40, nhất là phụ nữ, bởi quá trình chuyển hóa canxi, tạo xương còn liên quan đến hormone sinh dục. Khi mãn kinh, hormone sinh dục suy giảm làm họ dễ bị loãng xương. Tuy nhiên, nếu hiện tượng loãng xương xảy ra khi tuổi đời còn quá trẻ, đặc biệt là ở thanh thiếu niên, có thể đây là một dấu hiệu báo động và là biến chứng đi kèm của một căn bệnh nguy hiểm đang tiềm ẩn.

Theo BS Vương Hữu Định, Trưởng Khoa Chấn thương Chỉnh hình BV Đa khoa Vạn Hạnh, có khá nhiều dạng bệnh lý có thể dẫn đến loãng xương: Bệnh lý tuyến giáp (bướu giáp), tuyến cận giáp, tuyến vỏ thượng thận; chứng suy thận mãn; các bệnh về khớp; các bệnh liên quan đến nội tiết như suy giảm nội tiết tố sinh dục, tiểu đường; cơ thể kém hấp thu canxi…

Những người phải chạy thận nhân tạo, bị chấn thương phải nằm lâu, viêm xương, có chế độ dinh dưỡng bất hợp lý, đang sử dụng thuốc chống động kinh, thuốc chống đông máu, thuốc tiểu đường và một số dược phẩm khác ảnh hưởng đến việc chuyển hóa và hấp thụ canxi…, hiện tượng loãng xương sớm cũng có thể xảy ra.

Bệnh vì… ăn kiêng

BS Thu cho biết ông từng gặp nhiều bệnh nhân trẻ tuổi có dấu hiệu loãng xương chỉ vì tuân thủ chế độ ăn kiêng ngặt nghèo. “Thường gặp nhất là tình trạng ăn thiếu đạm vì… sợ mập. Điều này cũng tác động đến tình trạng loãng xương. Có khá nhiều nữ bệnh nhân bị loãng xương cho biết họ đã duy trì chế độ ăn chỉ với rau, nước ép trái cây trong thời gian dài và tránh xa tuyệt đối những thực phẩm có đạm, mỡ…” - BS Thu băn khoăn.

Tại sao thanh niên cũng bị loãng xương

Nên tìm đến bác sĩ khi có các dấu hiệu đau nhức xương khớp bất thường.

BS Định ví von: “Có thể ví chất đạm - protein như một cái “khung” có tác dụng định hình, kết dính trong quá trình tạo xương, còn canxi và khoáng chất như những viên gạch. Dù bổ sung thật nhiều canxi mà không có protein thì cũng vô ích. Thực tế, nếu ăn chay, chúng ta vẫn có thể bổ sung đạm qua những thực phẩm tự nhiên giàu đạm như các loại đậu. Nếu muốn ăn kiêng, nên thiết kế thực đơn hợp lý, bảo đảm không thiếu các chất căn bản và phải kết hợp với tập luyện mới có hiệu quả. Tập thể thao ngoài việc đạt được mục tiêu giảm cân còn giúp quá trình sinh xương diễn tiến mạnh mẽ hơn”.

Theo BS Thu, những trường hợp loãng xương diễn tiến sớm do chế độ dinh dưỡng bất hợp lý có thể được cải thiện bằng việc thay đổi chế độ ăn. Ngược lại, nếu loãng xương ở độ tuổi quá trẻ mà không được khắc phục thì khi đến tuổi trung niên, nguy cơ mắc các bệnh về xương khớp càng cao, loãng xương càng nặng làm ảnh hưởng đến chất lượng sống.

BS Thu khuyến cáo: “Khi có các dấu hiệu bất thường như đau nhức ở khớp xương (cảm giác như có kiến bò bên trong), bị đau khi trở mình, đã uống thuốc điều trị đau nhức xương khớp nhưng ngưng thuốc lại bị tái phát…, các bệnh nhân trẻ tuổi nên tìm đến phòng khám chuyên khoa để được chẩn đoán chính xác và kịp thời điều trị”.

Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet

Cùng chuyên mục

Trữ tế bào gốc: Cứu người và làm “của để dành”

Sau bài viết Tìm người hiến tế bào gốc cứu cô gái gốc Việt, chúng tôi nhận được nhiều phản hồi của bạn đọc bày tỏ ý nguyện được hiến tế bào gốc để giúp Joon, tuy nhiên lại băn khoăn không biết việc hiến tặng này có nguy hiểm gì cho sức khoẻ bản thân, thủ tục hiến tặng tế bào gốc ra sao?... Chúng tôi đã trao đổi với TS.BS Trần Ngọc Quế, phó giám đốc trung tâm Tế bào gốc, viện Huyết học – truyền máu Trung ương, về việc hiến tặng còn khá mới mẻ ở Việt Nam này.

Xem thêm  

Cách dùng chất béo với bệnh tim mạch

Bệnh tim mạch là một trong số những bệnh hay gặp của “thời hiện đại” và cuộc sống đô thị hóa.  Căn bệnh đó cũng liên quan rất mật thiết với chế độ ăn uống. Chất béo trong khẩu phần ăn đóng một vai trò đặc biệt.

Xem thêm  

Trúc Diễm khoe da trắng mịn màng

Chiều qua (10/11/2013) người đẹp Trúc Diễm đã góp mặt trong buổi tọa đàm về trò chơi giải trí trên thiết bị di động được tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh. Trúc Diễm lựa chọn mẫu trang phục...

Xem thêm  

Ba loại sữa bột TQ chứa chất gây bệnh tim

Sữa bột dành cho trẻ em của ba hãng sữa đang bán chạy ở Trung Quốc, Baby Club của Beingmate, Super của Synutra và Gold của Yili, chứa chất béo chuyển hóa (trans-fat) mà các chuyên gia cho rằng có thể gây bệnh tim, nhưng không được thông báo trên bao bì, báo South China Morning Post của Hong Kong đưa tin hôm qua.

Xem thêm  

Cách lựa chọn thực phẩm khôn ngoan

Để đảm bảo sức khoẻ, mỗi người cần phải biết chọn cho mình thức ăn phù hợp với tình trạng dinh dưỡng, sức khoẻ, điều kiện kinh tế, sở thích. Lựa chọn phù hợp Phù hợp với...

Xem thêm