Phòng khách là nơi tiếp khách. Việc đặt một chậu cây ở đây không chỉ có tác dụng trang trí không gian sống mà còn thể hiện gu thẩm mỹ và phong thái của chủ nhà.
Đặc biệt, có một số cây cảnh mang ý nghĩa tốt lành mang lại năng lượng tích cực cho con người, có lợi cho phong thủy nhà ở, đồng thời còn có thể mang lại cát tường, phú quý cho gia đình.
1. Cây hạnh phúc
Cây hạnh phúc có tên khoa học là Radermachera Sinica, là một loại cây nhiệt đới có hình dáng thanh nhã, lá xanh tươi quanh năm, rất bắt mắt. Nó không chỉ có tác dụng tăng thêm sức sống cho không gian nhà ở mà còn mang nhiều ý nghĩa tốt lành.
Theo đó, loại cây này tượng trưng cho sự hạnh phúc, may mắn, sự gắn kết và tình yêu thương. Màu xanh và hình dáng bắt mắt hình trái tim của cành và lá còn mang ý nghĩa về niềm tin, niềm hy vọng và sự lạc quan, tích cực. Nhiều người còn tin rằng, trồng cây hạnh phúc trong nhà còn có khả năng hút những tiêu cực và điều hòa lại năng lượng cho không gian sống, từ đó mang lại sự may mắn cho gia chủ.
Cây hạnh phúc có nhiều kiểu dáng và kích cỡ khác nhau, bạn có thể lựa chọn hình dáng cây phù hợp tùy theo sở thích cá nhân và phong cách trang trí.
Với những người thích phong cách đơn giản có thể chọn cây hạnh phúc đơn giản, thân mỏng và nhỏ,có kích thước nhỏ để đặt trên bàn làm việc, phòng ngủ, phòng khách.
Với những gia đình có phong cách trang trí nhà cửa cao cấp và trang nhã hơn, bạn có thể chọn cây đã được cắt tỉa, có thân dày hơn, tán gọn gàng trông rất quý phái và đặc biệt thích hợp đặt ở đại sảnh.
Giữ một chậu cây hạnh phúc trong nhà cũng có tác dụng thanh lọc không khí, từ đó có thể làm cho không khí trong nhà trong lành, dễ chịu, cơ thể cảm thấy thoải mái hơn.
Phương pháp chăm sóc:
Cây hạnh phúc ưa sáng nhưng sợ ánh nắng gay gắt. Bạn có thể đặt ở những nơi có ánh sáng tạn xạ chiếu vào. Nhiệt độ tăng trưởng thích hợp là 20-28oC, và nhiệt độ nên được duy trì trên 10oC vào mùa đông để tránh cây bị đóng băng.
Cây hạnh phúc sợ tích nước nên việc tưới nước cần tuân thủ nguyên tắc tưới khi đất khô và tưới kỹ để tránh nước tích tụ trong chậu.
Cần có đủ chất dinh dưỡng trong mùa sinh trưởng và có thể bón phân giàu nitơ, phốt pho và kali 10 ngày một lần. Vào mùa đông và mùa hè, nên ngừng bón phân.
2. Cây điệp tai bèo
Cây điệp tai bèo hay còn gọi là cây điệp phèo heo, cây khuyên tai khỉ, tên tiếng Anh là Monkey Earing, tên khoa học Enterolobium cyclocarpum, thuộc họ Trinh nữ, có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới của châu Mỹ, từ trung bộ Mexico đến Brazil và Venezuela.
Trong vài năm gần đây, cây điệp tai bèo đã trở thành một loại cây xanh nổi tiếng trên mạng được nhiều người săn đón. Bởi chúng có vẻ ngoài độc đáo với những phiến lá mảnh mai như lông chim, rậm rạp nhưng ngăn nắp. Hoa của nó tuy không dễ thấy nhưng rất độc đáo, giống như vành tai.
Ngoài ra, cây cảnh này dễ thích nghi với môi trường và mang ý nghĩa về tình yêu lãng mạn, chung thủy, son sắt. Đặt một chậu cây này trong nhà sẽ khiến căn phòng tràn đầy sức sống, nhìn thôi đã thấy thích rồi.
Cây điệp tai bèo không chỉ được yêu thích vì vẻ ngoài xinh xắn mà còn được trồng rộng rãi vì tác dụng thanh lọc không khí rất tốt. Nó có thể hấp thụ các chất có hại trong không khí, giải phóng oxy và mang lại không khí trong lành cho môi trường trong nhà, từ đó giúp con người khỏe hơn.
Phương pháp chăm sóc:
Việc bảo dưỡng cây điệp tai bèo không khó. Khi tưới nước cần tuân thủ nguyên tắc tưới nước thật kỹ và tránh phun nước lên lá. Nó chịu hạn tốt và sợ ẩm, có thể tưới nước vào buổi sáng và buổi tối vào mùa xuân và mùa hè.
Cây cảnh này ưa nơi ấm áp, nhiều ánh sáng nhưng chịu bóng râm tốt, thích hợp trồng dưới ánh sáng tán xạ.
Cây điệp tai bèo không chịu được lạnh, nên vào mùa đông hãy đặt cây trong môi trường có nhiệt độ trên 15°C để tránh bị tê cóng. Môi trường phát triển thích hợp là 15-28 độ. Trong phạm vi nhiệt độ này, bạn nên bón phân bón hỗn hợp 15 ngày một lần để cây phát triển tươi tốt hơn.
3. Cây phát tài núi
Cây phát tài núi hay còn gọi là cây thần tài núi, là loại cây thân gỗ, có chiều cao khoản 1 - 1.7m. Lá cây có hình giáo, uốn cong, tập trung ở phần ngọn tạo nên sự mạnh mẽ nhưng trang nhã nên được nhiều người lựa chọn làm cây cảnh đặt trong sân vườn nhà.
Vẻ đẹp của cây phát tài núi không chỉ thể hiện ở hình dáng bên ngoài mà còn ẩn chứa những ý nghĩa cao đẹp. Trong phong thủy, cây phát tài núi là biểu tượng của sự may mắn và giàu có. Trồng một chậu trong nhà hoặc văn phòng có thể giúp kích hoạt năng lượng tài lộc và thu hút may mắn, tạo điều kiện cho sự thịnh vượng và thành công trong công việc và kinh doanh.
Ngoài ra, cât cảnh này còn tượng trưng cho sự trường thọ, mang lại sự bình an và hạnh phúc cho gia đình.
Không chỉ có giá trị làm cảnh cao mà cây phát tài núi còn hấp thụ, thanh lọc các khí độc hại trong nhà và tăng hàm lượng oxy trong nhà, giúp cải thiện chất lượng không khí và có lợi cho sức khỏe của gia đình bạn.
Phương pháp chăm sóc:
Cây phát tài núi không ưa ánh sáng mạnh nên bạn hãy đặt cây ở nơi có ánh sáng tán xạ, tránh đặt cây ở trong bóng tối.
Không tưới nước thường xuyên vì cây chịu hạn tốt, sợ tích tụ nước. Tốt nhất nên sử dụng đất tơi xốp, thoát nước tốt để trồng. Bạn có thể trộn đất vườn, đất mùn lá, cát sông và phân hữu cơ để trồng cây phát tài núi để đảm bảo khả năng thấm khí và thoát nước tốt.
Nhiệt độ môi trường phát triển thích hợp cho cây phát tài núi là 20-28°C. Trong môi trường có nhiệt độ vừa phải, nên bón phân đạm mỗi tháng một lần. Bạn cũng có thể bón thêm một ít phân lân và kali để đảm bảo cây phát triển mạnh mẽ.
Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet