Chúng ta đều biết rằng giá của cây nha đam tương đối rẻ, bạn có thể mua một cây con nhỏ với giá vài chục nghìn, và tự chăm sóc tại nhà cho nhiều năm. Thực tế, nha đam nếu biết cách nuôi thì trồng thành cụm thì trông đặc biệt đẹp mắt.
1. Cách trồng nha đam già càng thêm đẹp mắt
Cách trồng nha đam già rất đơn giản, giai đoạn đầu chúng ta trồng cây con vào trong chậu hoa, trồng trực tiếp để cây ra rễ, khi cây phát triển nhanh hơn thì việc cần làm là ngắt bỏ bớt những lá ở dưới cùng, để lộ phần đáy, làm theo cách này thì phần phía dưới sẽ già dần và trở nên cứng khi tiếp xúc với ánh sáng, sau này sẽ cao dần lên khi phần đáy lớn dần lên.
Để tục phát triển cao hơn, các lá phía dưới sẽ rụng dần, càng lên cao thì các đốt của nó càng lộ ra ngoài, nếu các chồi bên nhỏ mọc từ phía dưới thì không nên giữ lại mà hãy nhổ bỏ. Loại bỏ các chồi bên để chất dinh dưỡng sẽ được cung cấp cho toàn bộ cây chính, tránh chồi nhỏ tiêu thụ quá nhiều chất dinh dưỡng sẽ chậm phát triển.
Sau khi chúng ta loại bỏ lá như vậy thân của cây sẽ dài ra và dày hơn, cuối cùng phát triển thành một cây dáng thanh cao, hình dáng giống như tòa sen khi nhìn từ trên.
Trong suốt quá trình sinh trưởng của cây chúng ta cần phải chống đỡ và tìm giá để nâng đỡ toàn bộ cây, tránh cây bị cong đổ. Ngoài ra cũng cần bón phân 1 - 2 lần / tháng, bón các loại phân có hàm lượng đạm cao để cây mau lớn.
2. 4 "bí quyết vàng" khi trồng cây nha đam giúp cây mập mạp
Thứ nhất: Đất
Muốn cây nha đam phát triển thì bộ rễ phải căng tốt, đòi hỏi chất lượng đất tốt, tơi xốp và thoáng khí. Chỉ cần độ thoáng khí tốt, bộ rễ của cây nha đam sẽ căng ra và cây nha đam chắc chắn sẽ có thể phát triển tốt. Nha đam nếu được trồng trên vùng đất khô ráo sẽ đạt kết quả tốt nhất, vùng đất ngập úng, ẩm ướt thời gian dài sẽ khiến cây dễ chết và không cho thu hoạch cao. Đất trồng bạn hoàn toàn có thể mua sắn hoặc trộn đất cùng trấu, phân các loại gia cầm, phân chim hoặc phân cá…
Thứ hai: Chậu hoa
Chậu trồng nên có kích thước từ 25-30cm, chiều cao dao từ 35-40cm để cây có điều kiện phát triển tốt nhất.
Do đặc tính không chịu được ngập úng và dễ rụng lá, vì thế trước khi cho đất vào chậu bạn nên đặt vào những viên sỏi lớn. Những viên sỏi này sẽ tạo cho cây có điều kiện phát triển mà không bị úng nước.
Thứ ba: Phòng trừ bệnh hại
Biểu bì lá của nha đam được bao bọc bởi một lớp giáp cứng, nên các loại côn trùng khó có thể gây hại. Nhưng trong điều kiện trồng với mật độ dày, đất quá ẩm và nhiệt độ thấp, lá của nha đam sẽ bị một số loại trực khuẩn gây hại. Trên mặt lá xuất hiện nhiều đốm đen và sẽ ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng của cây nha đam.
Mọi người trồng nha đam nên lưu ý đảm bảo thông thoáng cho đất trồng nha đam, kịp thời tiêu nước để khống chế độ ẩm của đất phù hợp, thường xuyên làm cỏ để nha đam phát triển mạnh, tạo nên khả năng kháng bệnh tốt.
Thứ tư: Chăm sóc
Cây nha đam chịu được nắng hạn, nhưng lại phát triển tốt khi có độ ẩm trong đất vừa phải. Vì vậy, trong mùa khô phải tưới nước thường xuyên giữ độ ẩm cho đất. Nên tưới 3-5 ngày/1 lần để cây sinh trưởng tốt, đạt chất lượng sản lượng cao hơn.
Sau khi cấy cây nha đam con được khoảng 10 ngày thì tiến hành bón lót bằng phân hữu cơ, phân bò, phân dê, phân gà,… cho cây.
Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet