Đinh lăng là một loại cây phổ biến với người Việt, nó có thể vừa làm thuốc, làm rau ăn kèm với một số món như thịt luộc, rau sống, nem thính,… Không những vậy, đinh lăng còn được nhiều người trồng làm cảnh, bởi nó không chỉ có vẻ ngoài bắt mắt như những loại cây cảnh khác mà còn mang ý nghĩa cát lành.
Theo phong thủy, trồng cây đinh lăng trước nhà sẽ giúp gia đình chặn bớt luồng khí xấu và thu hút nhiều tài lộc. Bên cạnh đó, cây cảnh này còn có tác dụng trấn giữ của cải giúp tiền tài không bị thất thoát.
Cây đinh lăng xanh quanh năm nên đặc biệt tương hợp với người mệnh Hỏa và mệnh Mộc. Gia chủ thuộc 2 mệnh này nên trồng nhiều cây đinh lăng để tạo thêm nhiều cơ hội trong cuộc sống.
Trong y học, cây đinh lăng là một loại dược liệu, được ví như nhân sâm của người nghèo. Trong Đông y, rễ đinh lăng có tính bình, vị ngọt, có tác dụng bổ ngũ tạng, giải độc, bổ huyết, tăng sữa, tiêu thực, tiêu sưng. Nó cũng là loại thuốc tăng lực, dùng làm thuốc bổ trị suy nhược cơ thể, tiêu hóa kém.
Tuy nhiên, nên trồng cây đinh lăng trong bao lâu thì không phải là ai cũng biết.
Trồng cây đinh lăng càng lâu càng tốt, gia đình càng thịnh vượng?
Nên trồng cây đinh lăng trong bao lâu còn tùy thuộc vào mục đích sử dụng của bạn. Nếu muốn trồng làm cảnh, cây càng già càng tốt. Bởi cây đinh lăng nhiều năm tuổi sẽ có dáng vẻ uy nghi, vững chãi và càng đẹp mắt. Ngoài ra, trong phong thủy, cây càng càng già càng có ý nghĩa, gia đình càng thịnh vượng.
Nếu trồng cây làm thuốc, nên thu hoạch tùy theo dược tính của cây. Nếu cây đinh lăng mới trồng, rễ còn nhỏ và dược tính chưa cao nên không đảm bảo được công dụng. Vì thế, cây đinh lăng thường được trồng từ năm thứ 3 mới bắt đầu có dược tính. C
Theo nhiều người trồng đinh lăng, củ đinh lăng sẽ có dược tính cao nhất trong khoảng 5 - 10 năm tính từ khi trồng. Trong độ tuổi này, củ đinh lăng sẽ chứa nhiều dưỡng chất nhất.
Sau thời gian này, rễ cây sẽ lão hóa, thành xơ gỗ nên dược tính bị giảm đi. Vì thế, nếu muốn dùng đinh lăng vì dược tính thì nên chọn củ trong độ tuổi thích hợp.
Cách chăm sóc cây đinh lăng phát triển tươi tốt
Bản thân cây đinh lăng tương đối dễ chăm sóc, có thể trồng trong chậu và sân vườn. Tuy nhiên, để cây phát triển tươi tốt thì bạn cần nhớ 3 quy tắc dưới đây:
- Đảm bảo đủ ánh sáng cho cây
Cây đinh lăng ưa sáng, nhưng không chịu được nắng gắt. Vì thế, bạn nên trồng cây ở nơi có ánh sáng tán xạ. Miễn là tránh tiếp xúc quá nhiều với ánh nắng mặt trời, nhất là ánh nắng gay gắt vào mùa hè thì sẽ không có vấn đề gì, cây sẽ phát triển tươi tốt.
Ngược lại, nếu để cây tiếp xúc với nắng gắt, lá sẽ nhanh già hoặc cháy lá.
- Tránh tưới nước quá nhiều
Bản thân cây đinh lăng thích nước. Vào mùa xuân và mùa hè, đất có thể được giữ ẩm nhẹ. Tuy nhiên, nếu cây trồng trong nhà thì không thể tưới nước thường xuyên, hãy đợi đất khô rồi hẵng tưới nước thật kỹ.
Nếu tưới nước nhiều, đất thường xuyên ẩm ướt, rễ sẽ dễ bị thối, lâu ngày sẽ khiến cây bị héo. Vào mùa đông, cây phát triển rất chậm nên việc tưới nước phải được kiểm soát.
- Bổ sung phân bón đúng cách
Khi chăm sóc cây đinh lăng, thỉnh thoảng bạn có thể bổ sung phân bón cho cây, tốt nhất là nên bón vào vào mùa xuân, mùa hè và mùa thu. Bón phân hữu cơ loãng 1-2 lần một tháng.
Trong quá trình chăm sóc, nếu lá của cây đinh lăng chuyển sang màu vàng và rụng, nguyên nhân thường là do sự thay đổi của môi trường. Ví dụ, những cây đinh lăng mới mua về sẽ dễ bị vàng lá và rụng. Đây là hiện tượng bình thường.
Bạn chỉ cần đặt chậu cây ở nơi có ánh sáng rực rỡ vào buổi sáng, nơi có thể đón được một chút ánh nắng vào buổi sáng và tăng nhẹ độ ẩm không khí xung quanh, điều này có thể giúp cây phục hồi sớm nhất có thể.
Miễn là bạn tránh tưới nước quá thường xuyên thì cây sẽ không chết. Cây trồng trong chậu hoa sẽ phát triển chậm hơn, bạn nên vệ sinh lá thường xuyên để tránh bị tích tụ quá nhiều bụi. Ngoài ra, có thể thay chậu khoảng 3 năm một lần.
Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet