Nội dung

Trên trời dưới phụ kiện điện thoại

Khi mua điện thoại "xịn", người tiêu dùng thường có nhu cầu sắm cho "dế" một phụ kiện gì đấy như bao da, tấm dán màn hình để bảo vệ. Ảnh: Hoàng Hà.

Thị trường phụ kiện dành cho điện thoại di động trong nước khá phong phú về mặt hàng, mẫu mã và nhãn hiệu. Mặt hàng phổ biến và tràn ngập trên thị trường là bao da, miếng dáng màn hình, sạc, pin và tai nghe.

Thế nhưng gần đây, bạn cũng có thể tìm cho chú dế của mình những món đồ chơi xinh xinh như loa di động, phổ biến nhất là các loại loa cho điện thoại Sony Ericsson, điện thoại dòng N của Nokia. Đặc điểm của những bộ loa di động này là khá nhỏ, nằm gọn trong lòng bàn tay và nhẹ (thường chưa tới 300 gram) nên rất dễ mang theo. Tuy nhiên, giá của chúng không "mềm" chút nào. Ví dụ, một loa mini (gọi là Mini Speaker System) N98 dành cho các loại điện thoại nghe nhạc Nokia giá tới 350.000 đồng. Còn loại MPS - 80 dành cho điện thoại Sony Ericsson cũng khoảng 300.000 đồng.

Những loại loa nhỏ, hàng Trung Quốc không tên tuổi thì giá rẻ hơn. Có loại loa sạc pin gồm loa, bộ phận gắn pin AA và giắc cắm dây USB để sạc cho máy giá chỉ 80.000 đồng. 

Trên trời dưới phụ kiện điện thoại

Loại sạc Emergency cho điện thoại di động. Ảnh: Tumpang.

Bên cạnh loa, bạn có thể tìm thấy những loại sạc đa năng rất nhỏ và cơ động của Trung Quốc, giá chỉ 50 đến hơn 200.000 đồng. Ví dụ, Emergency Battery sử dụng 4 pin AAA, tương thích với phần lớn điện thoại của những hãng nổi tiếng trên thị trường. Loại này có một ống đựng pin, một giắc nối từ nguồn đó sang điện thoại qua cổng USB, hay trực tiếp sang cổng sạc, rất tiện cho những chuyến công tác xa. Sản phẩm bán tại cửa hàng Nhật Cường (Hà Nội) với giá 50.000 đồng nhưng chỉ có một cáp nối từ ống đựng pin sang cổng mini USB. Với giá 200.000 đồng (tại Thế Giới Di Động - TP HCM), bộ này gồm 5 cáp nhỏ nối được với mọi dạng chân sạc và cả cổng mini USB.

Cách đây một tháng, các cửa hàng điện thoại di động tại TP HCM có nhập về loại ống kính cho điện thoại di động sản xuất tại Hong Kong, Trung Quốc. Có hai mẫu ống kính. Loại thứ nhất có một vỏ nhựa trong tương ứng với loại điện thoại cần gắn. Người dùng sẽ trùm hộp nhựa này bên ngoài máy của mình rồi gắn ống kính khớp với phần nhựa đó. Mẫu thứ hai gồm một vòng cao su thắt chặt xung quanh điện thoại, ống kính sẽ gắn vào vòng cao su kèm theo.

Các mẫu điện thoại dùng được loại ống kính này phổ biến là máy của Nokia và Sony Ericsson. Motorola chỉ có E398, L7, L6, V3, K1 là tương thích còn Samsung có mỗi D608. Giá của loại ống kính nói trên khoảng 450.000 đồng.

Trên trời dưới phụ kiện điện thoại

Chọn tai nghe Bluetooth cho điện thoại di động. Ảnh: Hoàng Hà.

Phụ kiện trôi nổi từ Trung Quốc chỉ bằng một phần ba giá hàng chính hãng.

Xung quanh khu vực chợ trời, mạn phố Huế, Hà Nội, các phụ kiện như tai nghe, sạc, pin, vỏ máy... sản xuất ở Trung Quốc có giá chỉ từ 10 đến 20.000 đồng. Cụ thể, một sạc cho máy Nokia bán ở đây là 15.000 đồng. Khi Số Hóa vào một cửa hàng điện thoại di động trên phố Hai Bà Trưng hỏi cũng loại đó thì được trả lời là 30.000 đồng. Một số nơi còn đòi 40.000 đồng. Một người bán hàng tiết lộ, những chiếc sạc này được "đánh" từng "lô" từ Lạng Sơn hay Móng Cái về.

Trong khi đó, sạc chính hãng Nokia sản xuất tại Trung Quốc bán tại những cửa hàng, showroom trên phố Hai Bà Trưng, Điện Biên Phủ (Hà Nội) lại lên đến tiền trăm (khoảng 150.000 đồng).

Bao da, miếng dán màn hình loại cao cấp cho PDA, điện thoại N95, E90, iPhone… của các hãng như Palmware (Mỹ), Capdase (Hong Kong) giá cũng luôn ổn định. Một bao da Palmware bán tại Wifi-Café (Mai Hắc Đế), Hermes (Kim Liên) hoặc Huy Thuận (Võ Văn Tần – TP HCM) có giá chung là 350.000 đồng.

Về chất lượng, nếu so sánh một miếng dán màn hình hàng chính hãng với hàng Trung Quốc sẽ thấy miếng dán Trung Quốc phần lớn là dán keo, màn hình nhanh bị tối, nếu dùng bút "chấm" thì nhanh bị xước. Trong khi đó, miếng dán cao cấp dính bằng từ tính, khi dán màn hình sáng, nhìn rõ dưới ánh nắng mặt trời.

Trên trời dưới phụ kiện điện thoại

Bao da, túi đựng điện thoại dễ tìm thấy ở bất kỳ cửa hàng điện thoại di động nào. Ảnh: Quốc Huy.

Thị trường phụ kiện cho điện thoại di động đang phát triển một cách vô tội vạ.

Sự tràn lan của hàng Trung Quốc với giá rẻ khiến một số cửa hàng chuyên bán đồ phụ kiện không thể nào cạnh tranh nổi. Nếu như trước đây, nhiều người biết đến cửa hàng Kim Oanh (trước cổng Triễn lãm Giảng Võ) nhờ nhiều phụ kiện, giá rẻ lại bảo hành lâu và đông khách, thì nay, chủ cửa hàng đang bán nốt số hàng còn lại để đóng cửa.

Giải thích cho điều này, người chủ ngậm ngùi, khó có thể cạnh tranh về giá với các cửa hàng khác. Giờ thì "thượng đế" có thể mua hàng ở bất cứ chỗ nào, ngay cả ở những người gánh hàng rong.

Huy Nguyễn - Đức Thanh

 

Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet

Cùng chuyên mục

Đánh giá thời lượng pin của iPhone 5c

​ Pin iPhone 5c ở mức trung bình, không xuất sắc, nhưng điểm mạnh là máy chạy không quá nóng, chỉ hơi ấm ấm. Ngay cả ở tác vụ nặng như chơi games qua 3G thì iPhone 5c cũng chỉ nóng hơn bình thường một...

Xem thêm  

Những smartphone hỗ trợ GPS

Điểm chung của những chiếc điện thoại thông minh này là ngoài hỗ trợ phần mềm định vị toàn cầu, nó còn được trang bị bàn phím Qwerty đầy đủ, tiện lợi cho việc soạn thảo văn bản và nhắn tin.

Xem thêm  

Greenify-cứu tinh cho những máy RAM yếu

​ Những năm trở lại đây, cấu hình của các máy chạy Android luôn được nâng cao nhằm đáp ứng đa nhiệm. Các máy Xperia đã từng bị than phiền là RAM hẻo thì giờ đây RAM không phải vấn đề nhức...

Xem thêm  

Chọn PDA phone chính hãng hay hàng ngoài?

Trước đây, thị trường PDA phone, chỉ một mình Rồng Thái Bình Dương "độc chiếm" bằng việc phân phối các sản phẩm O2, nay lại có thêm ABTEL vào cuộc với vai trò là nhà cung cấp các sản phẩm Dopod và HTC.

Xem thêm  

Những cái gì đang ngốn pin của iPhone?

Nếu bạn sở hữu iPhone, hẳn có lúc bạn ước giá như có đủ pin để chụp thêm một bức ảnh, tra vị trí của một nhà hàng cần đến, hoặc gọi thêm một cuộc gọi tới bạn bè. Chỉ cần hiểu biết...

Xem thêm