Các bé chưa dạy thì cũng có thể mắc các bệnh phụ khoa nguy hiểm. Viêm âm đạo cũng là một bênh phụ khoa ở trẻ thường xảy ra ở độ tuổi từ 2-9 tuổi, do vi khuẩn có khả năng gây bệnh thấp. Khí hậu nhiệt đói với độ ẩm cao.
Nguyên nhân gây bệnh
- Vệ sinh bộ phận sinh dục kém: Mẹ không chú ý đến vệ sinh bộ phận sinh dục của bé, không làm sạch sau khi đại tiện hoặc sử dụng giấy vệ sinh kém chất lượng để lau hậu môn khiến vi khuẩn đường ruột xâm nhập vào âm đạo gây viêm âm đạo
Dị vật: Như đậu phộng, các loại đậu, kẹp tóc, kim khâu, đá nhỏ v.v… nhét vào âm đạo, do các dị vật gây tổn thương biểu mô của âm đạo gây nhiễm trùng thứ phát.
- Viêm âm đạo do giun kim: Trong các tình trạng bình thường thì bệnh này rất hiếm thấy. Là triệu chứng viêm do giun kim ở đường ruột thông qua phân truyền lên âm đạo, hoặc cách xử lý phân không đúng, trứng giun kim thông qua đồ chơi, bàn tay hoặc quần áo của mẹ hoặc người bảo hộ, gây nhiễm trùng âm hộ của bé gái.
- Viêm âm đạo thứ phát: Các bé gái sau khi bị nhiễm trùng đường hô hấp hoặc nhiễm trùng đường tiết niệu, vi khuẩn thông qua bụi trực tiếp truyền vào âm đạo gây ra nhiễm trùng.
- Viêm âm đạo khác thường: Viêm âm đạo do nấm hoặc do trùng Trichomonas rất hiếm thấy ở trẻ nhỏ. Có thể là do độ pH trong âm đạo của bé gái có tính kiềm, không thích hợp cho việc sinh sản của nấm. Viêm âm đạo thiếu máu là căn bệnh rất hiếm ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
Biểu hiện khi trẻ bị viêm âm đạo, âm hộ
Tương tự như triệu chứng bệnh viêm âm đạo ở người lớn, với các bé gái bạn cũng có thể dễ dàng nhận thấy viêm nhiễm phụ khoa này thông qua các bất thường như:
Ngứa vùng kín, cảm giác bí bức khó chịu; kèm theo đau rát.
Dịch âm đạo ra nhiều, có màu sắc khác lạ.
Bộ phận sinh dục hơi sưng đỏ, có thể kèm theo rối loạn tiểu tiện như: đái dắt, tiểu
buốt hoặc đái dầm (ở trẻ lớn),…
Trẻ thường kêu ngứa âm hộ sau một ngày hoạt động sôi nổi về thể lực ở trường lớp. Khám âm hộ thì thấy âm hộ hơi sưng đỏ. Đũng quần có vết ố vàng nhạt hay xanh nhạt do dịch tiết.
Cách phòng tránh và điều trị khi trẻ bị viêm âm đạo
Phòng bệnh
Các mẹ nên quan tâm hơn đến việc phòng bệnh viêm phụ khoa cho bé bằng cách:
Tránh các loại xà bông, sữa tắm có chất tạo bọt, tạo mùi mà thay vào đó là nên sử dụng xà bông tắm có độ pH trung bình.
Tắm xong nên lau khô âm hộ bằng khăn lông mềm một cách nhẹ nhàng.
Hướng dẫn trẻ biết cách vệ sinh sau mỗi lần đi tiêu tiểu đúng cách.
Tẩy giun định kỳ cho con.
Tránh mặc quần lót chật hay ẩm ướt, nên chọn quần lót bằng vải cotton thông thoáng.
Nên chọn quần lót cho bé có màu sáng và giấy vệ sinh sạch có màu trắng để dễ dàng nhận biết sự thay đổi của dịch tiết âm đạo.
Điều trị
Khác với cách điều trị bệnh viêm âm đạo ở phụ nữ, đối với các bé gái thì cách xử lý hoàn toàn khác. Trẻ mắc viêm âm đạo thường được chỉ định dùng kem bôi chứa oxide kẽm để giảm ngứa, kết hợp với ngoại trừ nguyên nhân gây bệnh.
Tuyệt đối các mẹ không nên tự ý dùng thuốc chữa viêm âm đạo cho bé tại nhà bằng các bài thuốc dân gian hoặc thuốc Tây bởi chúng có thể gây ra nhiều nguy hại khiến vùng kín trẻ bị tổn thương.
Do đó, cách tốt nhất là ngay sau khi phát hiện các biểu hiện nghi ngờ bé bị viêm âm đạo các mẹ cần đưa trẻ đến các cơ sở chuyên khoa để thăm khám và điều trị. Tránh để lâu khiến viêm nhiễm nặng nề, chữa trị khó khăn và để lại các di chứng về sau.
Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet