chất làm mát là yếu tố không thể thiếu đối với động cơ sử dụng hệ thống làm mát bằng dung dịch ngày nay. Hôm nay hãy cùng tìm hiểu nguyên lý hoạt động của loại nước làm mát này nhé.
Tìm hiểu chất làm mát của động cơ tản nhiệt bằng nước.
Hệ thống làm mát hoạt động như thế nào?
Chất làm mát được máy bơm nước đẩy qua các đoạn được gọi là "Water jacket" (áo nước) bao quanh khối động cơ. Một phần nhiệt từ quá trình hoạt động của động cơ được truyền sang chất làm mát.
Khoảng trống xung quanh các lỗ piston là "water jacket" (áo nước). Lỗ hình chữ nhật lớn bên phải là hốc xích cam.
Chất làm mát tiếp tục hành trình đến bộ tản nhiệt (hay còn gọi là két nước tản nhiệt). Bộ tản nhiệt bao gồm các ống nhỏ hơn được bao quanh bởi các cánh tản nhiệt nhỏ. Các cánh tản nhiệt này cung cấp diện tích bề mặt lớn hơn, do đó hấp thụ nhiều nhiệt hơn.
Các lá tản nhiệt.
Không khí đi vào bộ phận tản nhiệt giúp giải nhiệt lượng cho chất làm mát, sau đó chất làm mát lại di chuyển trở vào khối động cơ. Bộ phận quạt phía sau bộ tản nhiệt sẽ hút nhiệt ra khỏi bộ tản nhiệt khi xe hoạt động liên tục trong khoảng thời gian mà nhiệt lượng quy định quạt sẽ hoạt động.
Chất làm mát là gì?
Được biết Nước (H20) đóng băng ở 0 độ C và sôi ở 100 độ C. Đây là lý do tại sao các nhà sản xuất cần thêm chất phụ gia vào nước để thay đổi điểm đóng băng và điểm sôi của nó. Như vậy, chất làm mát ra đời từ đó.
Chất làm mát thường có hỗn hợp 50% nước và 50% glycol. Nó làm giảm điểm đóng băng xuống -37 độ C và tăng điểm sôi lên đến 240 ~ 270 độ C.
Ngày nay, hầu hết các chất làm mát được bán dưới dạng trộn sẵn, vì vậy chúng đều có công thức pha giống nhau. Tuy nhiên, chúng ta cũng cần kiểm tra các mô tả và hướng dẫn trên chai về việc sản phẩm đã pha sẵn hay cần được pha loãng trước khi sử dụng.
Xem thêm: Nước làm mát pha sẵn GoRacing với công nghệ từ Châu Âu
Các loại glycol trong chất làm mát
- Ethylene glycol: từng được sử dụng phổ biến nhưng độc tính của nó có thể gây dị tật bẩm sinh, tổn thương sinh sản hoặc thậm chí tử vong nếu dính vào thức ăn/uống. Cần tránh xa đối với trẻ nhỏ và động vật do có mùi và hương vị ngọt ngào.
- Propylene glycol: Nó ít độc hơn đáng kể so với Ethylene glycol, mức độ độc hại của nó vẫn có nhưng ở "thấp hơn".
Tại sao không thể sử dụng nước thường để tản nhiệt?
Như đã đề cập ở trên, vì điểm đóng băng và sôi của nước (H2O) diễn ra quá sớm, điều này dẫn đến việc làm tắc nghẽn hệ thống làm mát và có thể gây rò rỉ.
Trái ngược với nước (H2O), chất làm mát có thể ngăn ngừa khả năng gây ra gỉ và ăn mòn kim loại bên trong động cơ, ngăn chặn sự ăn mòn của ống bằng cao su và ống nhựa.
Chất làm mát với nhiều màu sắc
Ban đầu Chất làm mát chỉ có màu xanh lá cây (radioactive green) nhưng bây giờ nó có đủ loại màu sắc. Màu sắc sẽ cho biết tỷ lệ glycol và nước khác nhau, nhưng chúng không được quy định rõ ràng, do đó các nhãn hiệu khác nhau sẽ tạo ra nhiều chất làm mát với màu sắc khác nhau.
Cần được thay thế thường xuyên
Chất làm mát sử dụng quá lâu sẽ mất dần tác dụng làm mát và có thể tiêu hao theo thời gian. Các nhà sản xuất thường khuyến nghị thay thế chất làm mát xe máy sau khoảng 20.000 – 40.000km/lần tùy điều kiện môi trường vận hành xe.
Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet