1. ngực của bạn bất ngờ lớn hơn
Điều này có nghĩa rằng rất có thể bạn đang tăng cân. Nếu đã quá tuổi dậy thì mà ngực bất ngờ lớn hơn thấy rõ thì nguyên nhân đến từ cân nặng thay đổi. Tăng cân có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân như: Ăn nhiều hơn, ít vận động, ít ngủ, stress nặng. Việc tăng quá nhiều chất béo làm gia tăng nguy cơ gây ung thư, theo Viện Nguyên cứu Ung thư quốc gia.
Ngực bất ngờ tăng kích cỡ
2. Ngực của bạn có xu hướng bị co vào
Dấu hiệu này cho thấy bạn có thể đang thay đổi phương thức tránh thai hoặc đang mang thai. Sự thay đổi hormone trong cơ thể sẽ gây ra thay đổi ở mô vú. Ngoài ra, đây cũng có thể là báo hiệu cho việc bạn giảm đi vài cân nặng hoặc đang bắt đầu chu kỳ. Khi mới bắt đầu “đèn đỏ”, “núi đôi” của bạn có thể sẽ hơi cứng, hơi khó chịu khi chạm phải và co lại một chút.
Ngực bỗng co rút
3. Ngực một bên to hơn bên còn lại
Hai bầu vú của bạn thường không có kích cỡ và cân nặng bằng nhau, đó là sự thật. Bác sĩ Minkin cho biết việc hai bầu ngực có kích cỡ, thậm chí hình dáng khác nhau là điều bình thường, không có gì đáng phải lo lắng cả.
Tuy nhiên nếu một bên ngực của bạn bất ngờ thay đổi hình dạng thì đó có thể là một dấu hiệu của căn bệnh ung thư vú. Bác sĩ Minkin khuyên trong trường hợp này bạn nên tìm tới bác sĩ chuyên khoa để kiểm tra.
Ngực bên to bên nhỏ
4. Vùng da dưới bầu ngực mẩn đỏ
Điều này có nghĩa là bạn có thể đang bị dị ứng thứ gì đó, chẳng hạn như phần gọng của áo nịt ngực. Phần gọng áo nịt có thể làm từ nickel, thứ thường gây ra dị ứng da. Ngoài ra còn có thể bắt nguồn từ việc bạn xả người chưa hết xà phòng khi tắm hoặc bởi áo len tích điện dính sát vào người. Bạn có thể khắc phục hiện tượng này bằng kem chữa dị ứng.
Một số phụ nữ bị mắc chứng ám ảnh rằng mình bị ung thư vú cũng có thể bị mẩn đỏ ở kẽ ngực.
Ngoài ra, bạn cũng có thể mặc chứng viêm kẽ ngực, một căn bệnh thường thấy trong mùa hè. Ngoài dùng thuốc thì mặc áo nịt ngực đúng cỡ cũng giúp bầu ngực không trực tiếp tiếp xúc với thân người cũng giúp giảm hiện tượng này. Bạn cũng nên chú ý giặt và phơi phóng áo nịt ngực sạch sẽ.
Bệnh viêm kẽ ngực
5. Vùng ngực xuất hiện vết nứt rạn
Vết nứt rạn có thể thấy được trên ngực có thể là kết quả của việc tăng và giảm nhiều cân. Theo bác sĩ Barry Weintraub từ viện thẩm mỹ tại New York, rạn ngực thường thấy khi phụ nữ tăng cân lúc mang bầu hoặc tăng cân với những người có làn da đàn hồi kém.
Vết nứt rạn trên ngực
6. Bạn mọc một cục lạ trên ngực
Đây có thể là u ác tính hoặc u lành tính. Bạn cần tới ngay trung tâm y tế để thực hiện các xét nghiệm kiểm tra cần thiết.
Mọc u cục trên ngực
7. Bạn bỗng mọc lông tóc trên ngực
Có thể là bạn đã tiếp xúc với kem hoặc gel testosterone. Những chất này có trong một số sản phẩm bôi thoa tăng cường tình dục. Mọc lông tóc là tác dụng phụ của những loại gel, kem này, bác sĩ Minkin giải thích.
Đây cũng có thể là triệu chứng của hội chứng buồng trứng đa nang. Hội chứng này nếu không chữa trị kịp thời có thể gây ra vô sinh.
Lông mọc trên ngực
8. Ngực bỗng đau tức
Triệu chứng ngực đau tức có thể là bởi bạn đang sắp hoặc trong kỳ kinh nguyệt. Vào thời điểm này, da bạn sẽ rất nhạy cảm . Tuy nhiên nó cũng có thể báo hiệu bạn mắc bệnh nghiêm trọng hơn như ung thư. Để biết triệu chứng của bạn có liên quan đến chu kỳ của bạn hay không, Tiến sĩ Minkin khuyên bạn nên thử dùng vitamin vào những ngày không thoải mái: 200 mg vitamin B6, 300 mg vitamin E , và hai viên nang 500 mg dầu hoa anh thảo (pimrose oil). Sau đó chờ xem chu kỳ kinh nguyệt. Nếu qua chu kỳ mà ngực vẫn đau thì bạn nên tìm tới bác sĩ chuyên khoa.
Đau bầu ngực cũng có thể do bạn phản ứng với cafein. Caffein có thể khiến chứng đau ngực trầm trọng hơn vì vậy bạn nên cắt giảm café hoặc nước ngọt.
Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet