USB 3.1 đương nhiên vẫn không là ngoại lệ và nó vẫn hỗ trợ tương thích ngược như Type C. Và đây là một số nâng cấp của USB 3.1 so với hai chuẩn đời trước là USB 2.0 và 3.0:
Thông thường dữ liệu được truyền tải quá nhanh thì sẽ rất dễ sinh lỗi. Vì thế, công nghệ giảm lỗi sẽ là chìa khóa quyết định cho độ thành công của chuẩn USB 3.1 khi nó có tốc độ truyền tải rất nhanh 10Gb/s.
Trong khi truyền tải dữ liệu, các byte điều khiển sẽ được mã hóa dưới dạng đóng gói 132bit chứa 128bit dữ liệu và 4bit nhận dạng, thường được biết đến dưới tên mã hóa 128b/132b. So với cách mã hóa trước đây là 8b/10b thì 128b/132b giảm lượng băng thông mất đi là 17% (20% của 8b/10b xuống còn 3% của 128b/132b).
Ngoài tính hiệu quả như trên, đoạn mã 4 bit nhận dạng trên còn giúp USB 3.1 có khả năng chống lỗi khi nó sử dụng hai loại mã nhận dạng so với mã đơn như chuẩn trước đó. Điều này cho phép USB 3.1 có thể sửa lỗi trên từng bit mà không cần phải vào chế độ cứu hộ recovery mode, qua đó duy trì tốc độ truyền tải.
Hãy làm một phép so sánh, nếu USB 3.1 sử dụng mã hóa 128b/130b (với 2 bit nhận dạng và loại mã đơn) như chuẩn PCIe 3.0, ở tốc độ 10Gb/s thì tỷ lệ lỗi sẽ cao hơn 2.6 lần so với USB 3.0. Là một giao thức dữ liệu nội vi gắn liền với thiết kế đường mạch nguồn PCB, tỷ lệ lỗi của chuẩn PCIe là cực kỳ thấp. Nói chung thì với các thiết bị USB thì ngược lại khi mà độ phổ biến của chúng cũng rất phong phú trên phạm vi ứng dụng, độ dài cáp hay chất lượng thiết bị vì thế khả năng giảm lỗi sẽ là yếu tố cực quan trọng.
USB 3.1 không được xem như là một bước tiến trong việc nâng cao băng thông hỗ trợ cho một thiết bị mà thay vào đó là hỗ trợ nhiều thiết bị cùng nhau để phát huy hết tiềm năng băng thông tổng. Ví dụ như, tầng liên kết của USB 3.1 cho phép khả năng truyền tải dữ liệu bất đối xứng vì nó có kèm theo hai lớp lưu thông dữ liệu (traffic) có tính ưu tiên, trong khi thế hệ trước chỉ có một. Các chức năng như hỗ trợ UASP gốc có thể chuyển nhiều luồng dữ liệu yêu cầu (request) xuống bus dữ liệu, cho phép sử dụng băng thông hiện hành tốt hơn.
ASUS USB 3.1 Boost
Vì được thiết kế để tương thích với các chuẩn USB trước nên USB 3.1 không cần phải có driver mới để chạy. Những nâng cấp trên là ở mức độ phần cứng.Tuy nhiên, như trình USB 3.0 Boost cũng như ứng dụng UASP của mình, ASUS vẫn đang tìm kiếm giải pháp tốt hơn để tối ưu công nghệ USB. Các bo mạch chủ ASUS hỗ trợ USB 3.1 sẽ được kèm theo driver tối ưu và trình điều khiển hệ thống Ai Suite III được cải tiến để có thể phát huy hết tiềm năng của USB 3.1.
USB 3.1 Boost trong trình điều khiển Ai Suite III.
Có tổng cộng 3 chế độ hỗ trợ tăng tốc cho USB 3.1 trên bo mạch chủ ASUS bao gồm:
Mọi thông tin cập nhật về USB 3.1 trên bo mạch chủ ASUS sẽ sớm được giới thiệu trong thời gian tới.
Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet