1. Fiji
Đảo quốc Fiji nhỏ bé nằm giữa Thái Bình Dương rộng lớn và cách biệt với những kẻ có ý định lăm le xâm chiếm bên ngoài. Dân số ít ỏi, không giao thương với bên ngoài và cũng không hề sở hữu bất kỳ tài nguyên khoáng sản nào là những lý do giúp Fiji trở thành nơi trú ẩn an toàn nhất khi có chiến tranh xảy ra.
2. Ireland
Là quốc gia hưng thịnh và phát triển, Ireland chẳng có liên hệ mật thiết với bất kỳ đất nước háo chiến nào có khả năng gây ra Thế chiến thứ ba. Ireland vận hành theo xu hướng độc lập chính trị, cũng không phải là thành viên của tổ chức quân sự nào và trung lập về mặt quân sự. Hơn nữa, luật pháp quốc gia này quy định muốn tham gia bất kỳ cuộc chiến nào cũng phải được sự cho phép của Liên Hiệp Quốc, chính phủ lâm thời và quốc hội.
3. Malta
Đây là một tiểu quốc đảo nằm trong Địa Trung Hải. Trải qua lịch sử lâu đời bị các đế quốc tấn công, Malta vẫn đứng vững và phát triển. Điều đó cho thấy việc tấn công Malta sẽ rất hao tốn nhiều tài lực. Chưa kể, sẽ là sự phí phạm nếu bỏ ra quá nhiều công sức chỉ để chiếm giữ một vùng đất Malta bé nhỏ.
4. Greenland, Đan Mạch
Nếu chiến sự nổ ra tại châu Âu, Đan Mạch sẽ chịu ảnh hưởng ít nhiều vì là thành viên của NATO và vị trí cận kề hầu hết các cường quốc của lục địa già. Tuy nhiên, vùng đất Greenland thuộc Đan Mạch là một ngoại lệ. Cũng giống Iceland, Greenland cực kỳ xa xôi hẻo lánh, có nhiều đồi núi và quan trọng hơn là hoàn toàn trung lập về chính trị.
5. Iceland
Đứng đầu trong bảng chỉ số xếp hạng các quốc gia yên bình nhất năm 2015, Iceland nổi tiếng với sự bình yên của mình. Không hề có chung biên giới với quốc gia nào, lại có địa thế đồi núi tạo thành lớp lá chắn tự nhiên, đồng thời cung cấp nơi trú ẩn nếu có chiến tranh, đây quả là nơi không nên bỏ qua nếu tình hình thế giới bất ổn.
6. Chile
Là một trong những quốc gia ổn định và trù phú nhất Nam Mỹ, Chile được đánh giá là quốc gia có chỉ số phát triển về con người cao nhất tại đây. Đất nước này cũng đồng thời được tự nhiên che chở nhờ có dãy núi Andes chạy dọc theo đường biên giới, do đó khó bị các nước khác lăm le hoặc xảy ra bất kỳ chiến sự nào.
7. Bhutan
Với việc sở hữu địa thế độc nhất vô nhị, đây là quốc gia tuyệt vời để trú ngụ nếu thế chiến xảy ra lần nữa. Được bao bọc bởi dãy Himalayan, Bhutan là một trong những quốc gia tách biệt nhất thế giới. Kể từ khi gia nhập Liên hợp quốc năm 1971, Bhutan đã giữ nguyên lập trường chính trị của mình là không can thiệp vào tình hình chính trị của bất kì quốc gia nào, cũng không hề thiết lập quan hệ ngoại giao với Mỹ.
8. New Zealand
Là một trong những quốc gia tách biệt nhưng vẫn phát triển của thế giới, New Zealand sở hữu một nền dân chủ ổn định và không hề tham gia vào bất kỳ cuộc xung đột nào giữa các quốc gia. Cũng giống như Thụy Sĩ, địa hình đồi núi đã giúp New Zealand trở thành nơi trú ngụ an toàn nếu chẳng may có chiến tranh xảy ra.
9. Tuvalu
Nằm lọt thỏm trong Thái Bình Dương, Tuvalu là quốc gia vô cùng hẻo lánh và hoang sơ. Chính sự tách biệt ấy đã giúp Tuvalu tránh được các hoạt động chính trị trong khu vực lôi kéo. Ngoài ra, với dân số ít và tài nguyên nghèo nàn, các cường quốc dường như chả có lý do gì để tấn công Tuvalu. Chưa kể, người dân Tuvalu phải tự cung tự cấp và tự sử dụng hầu hết các sản phẩm mình làm ra nên họ hoàn toàn không lệ thuộc vào ai.
9. Thụy Sĩ
Với quan điểm chính trị trung lập lâu đời, hệ thống hầm trú ẩn rộng khắp và lực lượng vũ trang được trang bị tối tân, Thụy Sĩ đã chứng tỏ đây là nơi trú ẩn an toàn nhất trong suốt thời kỳ xung đột vũ trang tại châu Âu trong quá khứ. Tiếp giáp Đức, Pháp và Italia, đây có thể là hiểm họa tiềm tàng nếu chiến tranh nổ ra, tuy nhiên quốc gia này vẫn có khả năng trụ vững nhờ địa thế đồi núi hiểm trở của mình. Điều này đồng nghĩa với việc người dân có thể tạm thời lánh nạn trên núi nếu xung đột nổ ra.
Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet