Theo chân một đoàn xe của một nhóm bạn trẻ di chuyển từ Hà Nội tới Thanh Hóa, PV có dịp đặt chân đến với Suối Cá Thần, thuộc bản Ngọc, xã Cẩm Lương, huyện Cẩm Thủy, Thanh Hóa. Nơi đây cũng là địa điểm thu hút du khách đến với văn hóa tâm linh. Toàn bộ cảnh quan của địa điểm du lịch này hội tụ đầy đủ núi, sông, suối tạo nên không gian thoải mái cho khách du lịch mỗi khi có dịp ghé thăm.
Nằm khép mình bên chân núi Trường Sinh, "Suối Cá thần", tên gọi đặc trưng từ lâu luôn ẩn chứa những câu chuyện huyền bí xung quanh nguồn gốc cũng như đời sống tâm linh của người dân bản địa.
Khách du lịch phải vượt qua một chiếc cầu bắc qua sông để đến địa danh "Suối Cá thần"
Quãng đường từ cuối cầu đến địa danh du lịch này khoảng chừng 1 km
Đến "Suối cá thần", du khách cảm thấy rất ngỡ ngàng bởi sự xuất hiện của hàng nghìn con cá với những hình thù và màu sắc khác lạ. Chẳng hạn có những con cá mình giống mình cá trắm, bụng căng tròn, vẩy giống vẩy cá chép, môi màu phớt hồng, vây và đuôi màu đỏ rất bóng, có những con vây và môi đều phớt hồng trông rất đẹp.
Cá ở đây có nhiều kích cỡ, có những con chỉ bằng chuôi dao, nhưng cũng có những con khối lượng lên tới 6- 7kg
Người ta cho đặt 2 phiến đá nhỏ giúp khách du lịch có thể đứng và quan sát gần hơn những con cá đặc biệt
Từ khi phát hiện ra "Suối cá thần" người dân trong bản đã lập ban thờ bên cạnh khu vực hang động nằm cách suối cá 10m để thờ Thần Cá.
Ở đây, nước suối trong vắt, chiều dài suối khoảng 20 mét, rộng khoảng 3 mét, chảy từ trong núi ra cửa hang. Đàn cá lúc nào cũng đông đúc và chỉ quẩn quanh trong bán kính khoảng nhỏ chứ không bơi với tốc độ cao
Du khách đa phần cảm thấy bất ngờ trước số lượng cá ở địa điểm du lịch này
Cá ở đây rất hiền, bơi một cách chậm chạp dưới dòng suối tĩnh lặng và trong vắt. Du khách sẽ luôn cảm thấy thoải mái trước nhịp sống rất chậm ở nơi đây, họ có thể cho cá ăn bỏng ngô, bim bim, các loại rau... Tuy nhiên, ban quản lý không khuyến khích việc du khách cho cá ăn vì có thể sẽ gây ô nhiễm cho nguồn nước.
Phía trên là bậc thang dẫn lên phía động núi đá
Quãng đường từ chân bậc thang đến phía hang động khoảng 50 mét
Trong hang được ban quản lý thắp đèn ở những vị trí tối, cần ánh sáng
Phía trên có những nhũ đá đã hình thành từ nhiều năm
Nhiệt độ trong hang khá thấp so với bên ngoài, tạo cảm giác mát mẻ và thích thú cho du khách
Khách du lịch sẽ di chuyển ra phía ngoài bằng một cửa khác, nằm sát với cổng chính phía lên lúc đầu
Cổng soát vé, giá niêm yết vào khu du lịch Suối cá thần là 10.000 VNĐ/1 người
Khu vực chợ, ở đây bày bán các mặt hàng phục vụ nhu cầu thiết yếu của người dân tộc, tuy nhiên đây cũng là một loại vũ khí thô sơ rất nguy hiểm
Dược liệu đa số được hái ở trên rừng, được người dân bày bán rộng rãi
Điếu cày... khổng lồ
Kết thúc cuộc hành trình, nhóm bạn trẻ quay trở lại Hà Nội. Đến với địa điểm du lịch này, khách du lịch có thể đi theo quốc lộ 217, nối từ Đò Lèn về cầu treo Cẩm Lương hay đi theo đường Hồ Chí Minh đến thị trấn Cẩm Thủy sau đó rẽ lên quốc lộ 217.
Đoàn xe chụp ảnh lưu niệm khi đến địa phận Thanh Hóa. Đây thực sự là một trải nghiệm khi đi du lịch bằng xe máy thú vị, an toàn và ngày càng mở rộng trong cộng đồng người Việt trẻ
Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet