Theo hồ sơ, DEA (Drug Enforcement Administration – Lực lượng phòng chống ma túy) cho biết, họ đã từng sử dụng "trát lệnh hành chính" (administrative subpoenas) để thu thập dữ liệu của những cuộc gọi từ nước ngoài tới Mỹ mà họ xác định là "bằng chứng để chứng minh hành vi buôn bán ma túy quốc tế và các hoạt động tội phạm có liên quan".
Mặc dù danh sách những quốc gia bị chính phủ Mỹ "nghi ngờ" và theo dõi không được công bố, song với tiết lộ mới đây ta đã có thể biết, Iran chính là một trong số những đối tượng này. Về cơ bản, trong hồ sơ chỉ phác thảo về những cuộc gọi đi, tuy nhiên chương trình thực tế mà chính phủ Mỹ sử dụng còn có thể thu thập được cả dữ liệu những cuộc gọi đến (từ nước ngoài).
Việc thu thập dữ liệu cho chương trình này được bắt đầu từ đầu những năm 1990 và đã bị hủy bỏ vào tháng 8/2013 cùng với lời hứa của DEA là sẽ dừng ghi âm những cuộc gọi của người dân Mỹ và xóa toàn bộ những cơ sở dữ liệu đã có. Tất nhiên, những người ủng hộ quyền riêng tư và tự do cá nhân vẫn khá "bất bình" trước hành vi này của chính phủ. Patrick Toomey của ACLU (Hiệp hội Dân quyền Mỹ) cho rằng, động thái này chứng minh "chính phủ đã mở rộng việc thu thập dữ liệu người dùng vượt quá mục tiêu ban đầu là để điều tra chống khủng bố và bảo vệ an ninh quốc gia".
Hoàng Anh
Theo PhoneArena
Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet