Bà Frugal Ilona Richards (66 tuổi), sống tại Scunthorpe, được mọi người gọi là "người phụ nữ tiết kiệm nhất nước anh ". Bà Frugal đã nhiều lần chia sẻ trên các báo, đài, chương trình truyền hình về lối sống 'Không chi tiền' một cách tối đa của mình.
Tính tiết kiệm của Frugal được nuôi dạy từ nhỏ. Bà sinh ra trong một gia đình không mấy khá giả. Cha làm việc tại tiệm bánh còn mẹ làm trong bếp cho một nhà máy. Ngay từ khi còn tấm bé, ba anh chị em nhà bà Frugal đã phải tự mình học hành, chăm sóc nhau và kiếm thêm chút tiền tiêu vặt. Bà bỏ học vào năm 15 tuổi để đi làm kiếm tiền. Đến năm 30 tuổi, bà mua được một căn nhà nhỏ. Bà bị sa thải vào trước sinh nhật 60 tuổi khi vẫn còn khoản nợ tiền nhà chưa trả hết. Suốt cuộc đời, Frugal không kết hôn và đẻ con.
Sau khi bị nghỉ việc, bà càng sống chắt bóp. Bà phải cố gắng sống với khoản trợ cấp ít ỏi của nhà nước mà vẫn dư ra để trả nợ. Bà sống mà "không khuyến khích khách đến thăm nhà". Nhà của bà quá lạnh đối với hầu hết mọi người do không bật lò sưởi, và càng ngày mọi người chẳng ai đến và bà lại có thể tiết kiệm thêm chút tiền. Thật vậy, khi phóng viên đến tìm hiểu, họ khá khó khăn khi chụp ảnh cũng như dùng điện thoại vì các ngón tay đông cứng vì lạnh.
Bà luôn mua những thực phẩm sắp hết hạn vì được hạ giá. Và bà có thể ăn cùng một món rau hầm mỗi ngày trong một tháng. Đối với bà, những người tiêu hoang đang sống một cuộc đời vô nghĩa. "Tôi cười vào mặt những người như vậy", bà nói.
Về việc vệ sinh cá nhân, bà luôn gội đầu trong bồn rửa chén vào mỗi buổi sáng. Những cơn gió sẽ mơn man và hong khô những sợi tóc. Bà giãy nảy lên khi nghe đến việc mua một chiếc máy sấy, dù là đang giảm giá. Kể cả khi mùa đông cũng đừng hòng mong bà bỏ ra chút tiền này. "Mọi người dường như không biết sự khác biệt giữa muốn và cần", bà nói. "Họ có thể nghĩ rằng: Ồ, tôi cần một chiếc điện thoại mới. Nhưng tôi muốn nói: Nếu chiếc điện thoại cũ của bạn vẫn hoạt động, tại sao bạn lại cần một cái mới?"
Trong nhà, lò vi sóng đã có ít nhất là 20 năm và thảm cầu thang thì chắp vá. Hầu hết quần áo của Frugal mua ở các cửa hàng từ thiện, cửa hàng đồ hàng thùng. Ngoài ra, cô cũng chỉ mua quần áo cho thanh thiếu niên - vì giá rẻ. Chiếc quần đắt nhất cô mua trị giá 1 bảng Anh (30.000 đồng) ở Primarks.
Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet