Mảnh đất méo có hình tam giác, hình thang, zic zac có thể ảnh hưởng đến hình thức bên ngoài của ngôi nhà. Tuy nhiên, chúng lại có ưu điểm đó là tận dụng được tối đa không gian để kết hợp nhà ở và sân vườn, tiểu cảnh. Nếu xử lý khéo léo, gia chủ sẽ tạo ra những không gian sống động.
Phói cảnh công trình. |
Hình thức nhà ở trên mảnh đất méo thường được thiết kế cân đối, vuông vức.
Về cơ bản, dù mảnh đất méo ở hình thù nào, khi xử lý, kiến trúc sư cũng quy về những đường vuông góc để thuận tiện cho kê đồ trong những không gian riêng tư như phòng ngủ, khách, bếp… Những góc thừa ở vị trí méo sẽ được tận dụng triệt để cho không gian phụ (như WC, tủ đồ, thông tầng, giếng trời, cây xanh, và hộp kĩ thuật).
Những góc thừa được tân dụng làm khoảng xanh như đường dạo. |
Ngoài việc dùng những đường thẳng để quy về hình vuông góc, kiến trúc sư có thể dùng những đường cong tiếp xúc, hoặc kết hợp cả thẳng và cong để tạo ra nhiều không gian sống động. Từ đó, có sự xô lệch về không gian kiến trúc.
Tầng một, có thể là hình vuông, nhưng tầng 2 sẽ là hình chữ nhật. Không gian có sự thay đổi tạo ra cảm giác táo bạo và mạnh mẽ, giống như một trò chơi xếp hình.
Phối cảnh miếng đất (Click vào đây để xem ảnh lớn). |
Trên khu đất không vuông vắn, kiến trúc sư thường quy về những đường vuông góc để dễ kê đồ. Các bức vách song song, được tịnh tiến theo cạnh chéo tạo ra nhiều hốc trang trí. Tại đó, KTS bố trí các khe đèn lấy ánh sáng gián tiếp. Khi nhìn vào, chỉ thấy những quầng sáng chứ không thấy đèn. Trang trí tạo nên sự phá cách và độc đáo.
KTS Nguyễn Văn Phúc
Công ty cổ phần ASPACE
Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet