Sử dụng điện thoại quá nhiều có thể bị ung thư. Ảnh: Fotolia
Để tiếp tục khám phá mối quan hệ giữa điện thoại và bệnh ung thư, tiến sĩ Yaniv Hamzany tại Trung tâm y tế Rabin, Đại học Tel Aviv và các đồng nghiệp đã tìm kiếm manh mối trong tuyến nước bọt của người sử dụng điện thoại di động.
Bằng cách so sánh những người sử dụng điện thoại quá nhiều và những người không sử dụng, nhóm khoa học phát hiện nước bọt của người sử dụng quá nhiều có dấu hiệu stress oxy hóa cao hơn, đây là quá trình có thể gây tổn thương cho các tế bào con người bao gồm cả DNA, thông qua sự phát triển của chất độc peroxit và các gốc tự do. Quan trọng hơn, nó được coi là một yếu tố tạo nguy cơ chính gây bệnh ung thư. Kết quả được đăng trên tạp chí Antioxidants and Redox Signaling.
Trong nghiên cứu, giới khoa học kiểm tra thành phần nước bọt của 12 người sử dụng điện thoại với tần suất lớn, những người tham gia này thường nói chuyện trên điện thoại ít nhất 8 giờ một tháng, thực tế, họ còn nói nhiều hơn nữa. Khoảng 30 đến 40 giờ một tháng, nước bọt của nhóm người này được so sánh với một nhóm người khác bao gồm bệnh nhân điếc, người không sử dụng điện thoại di động hoặc sử dụng các thiết bị dành riêng cho việc gửi tin nhắn văn bản, hoặc chức năng phi ngôn ngữ khác.
Tiến sĩ Hamzany nói: "Kết quả cho thấy có sự căng thẳng oxy hóa đáng kể trên các tế bào và các tuyến thường xuyên tiếp xúc với điện thoại di động khi sử dụng quá nhiều, điều này có thể dẫn tới đột biến di chuyền, gây ra sự phát triển khối u".
Lĩnh vực nghiên cứu trên phản ánh mối quan hệ lâu dài về tác động của điện thoại di động, đặc biệt là ảnh hưởng của bức xạ điện từ không ion hóa trên mô người nằm gần tai. Mặc dù nghiên cứu không kết luận mối quan hệ “nhân quả” giữa việc sử dụng điện thoại di động và ung thư, nhưng nó góp phần đưa ra các bằng chứng sử dụng điện thoại di động sẽ gây tác hại về lâu dài, và tìm đến một hướng đi mới để nghiên cứu thêm .
Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet