Người tham dự chợ chủ yếu là người H''mong, Dao, Tày, Giáy...Và khách du lịch. Chợ tình Sa Pa còn được thể hiện qua bài thơ:
CHỢ TÌNH SA PA
Đường lên, lên lửng lưng trời
Rừng hoa Lan thắm cánh tươi ven đồi
Bồng bềnh mây dưới chân trôi
Gập gềnh đường sá xa xôi hỡi người
Em Hờ Mông nở nụ cười
Tóc mai sương đẫm hỡi người có say
Má hồng rượu ấm em đây
Gió reo vi vút rừng cây thông già
Chợ tình, nét đẹp Sa Pa
Khoe khăn, khoe váy khoe ta với mình
Anh tài em gái đẹp xinh
( Anh Đồng Bác Kế )
Chợ tình Sa Pa - Ảnh: Lê Hiếu - Mạnh Thắng
2. NHÀ THỜ ĐÁ SA PA
Nhà thờ đá Sa Pa (còn gọi nhà thờ Đức Mẹ Mân). Nhà thờ được xây dựng từ năm 1895 là dấu ấn kiến trúc cổ toàn vẹn nhất của người Pháp còn sót lại tại Sa Pa, Lào Cai. Với tổng diện tích khuôn viên nhà thờ hơn 6.000 m2 bao gồm: Khu nhà thờ, dẫy nhà xứ, nhà ở của thầy tu, nhà thiên thần, nhà chăn nuôi, phần sân phía trước, khu Vườn Thánh và hàng rào. Dãy nhà xứ xây song song với khu nhà thờ gồm 5 gian. Hình dạng và kiến trúc của Nhà thờ được xây theo hình thập giá theo kiến trúc Gothic La Mã.
Nhà thờ đá Sa Pa - Ảnh: Lê Hiếu - Mạnh Thắng
3. NÚI HÀM RỒNG
Núi Hàm Rồng (nằm trong dãy Hoàng Liên Sơn) với độ cao 1.850 m so với mực nước biển. Địa mạo chủ yếu là nền đá Casteur phong hóa lộ thiên, trên đỉnh Hàm Rồng có khu vườn địa lan có diện tích 148 ha được khởi công vào năm 1996.
Khu vườn địa lan trên núi Hàm Rồng - Ảnh: Duc Nguyen
4. CÁC BẢN LÀNG Ở SA PA
Cách trung tâm thị trấn Sa Pa không xa là các điểm du lịch nổi tiếng như Tả Van, Bản Hồ, Trung Chải, Cát Cát... Hằng năm, thu hút hàng nghìn lượt khách du lịch không chỉ trong nước mà còn cả khách quốc tế.
Trẻ em Bản Hồ - Ảnh: Brian Huang
Lưng còng cấy lúa bản Trung Chải - Ảnh: Nguyen Thang
Ruộng bậc thang tại Tả Van - Ảnh: Vu Le
Cát Cát mùa lúa chín - Ảnh: Ratnakorn Piyasirisorost
5. ĐÈO Ô QUY HỒ
Từ thị trấn Sa Pa đi tiếp 15km theo đường quốc lộ là tới đỉnh đèo Ô Quy Hồ, có độ cao chừng 2000m so với mực nước biển, là một trong số hiếm hoi những nơi có băng tuyết vào mùa đông và là đèo dài nhất Việt Nam được Tổ chức Kỷ lục Việt Nam công nhận.
Đèo Ô Quy Hồ - Ảnh: fxhfh Eyrndj
Ruộng bậc thang dưới chân đèo Ô Quy Hồ - Ảnh: Khai Nguyen
Đỉnh đèo này là ranh giới của hai tỉnh Lào cai – Lai châu phần lớn nằm trên địa phận Lai châu, và cũng thường được những người ham leo núi chọn làm nơi tập kết trước khi chinh phục đỉnh Fansipan cao hơn 3000m. Mặt khác, đèo Ô Quy Hồ còn là 1 trong số 4 “tứ đại đỉnh đèo” nổi tiếng của Tây Bắc.
Sa Pa nơi gặp gỡ đất trời. Đẹp như câu hát: Sa Pa ơi! Sa Pa ơi! Sa Pa…đắm say bao tình, ai về cùng Sa Pa…
Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet