Nội dung
Apple, LG, Samsung và Sony cùng một số nhà sản xuất màn hình cũng như pannel các loại đều sở hữu những công nghệ chế tạo độc quyền riêng của mình. Các sản phẩm công nghệ của mỗi hãng áp dụng cho hàng trăm thiết bị từ các màn hình khổ lớn đến nhỏ dành cho di động khiến người dùng không khỏi băn khoăn vì không phải ai cũng am hiểu tường tận những công nghệ này. Trong khuôn khổ bài viết này tôi muốn khái quát cho các bạn có được cái nhìn tương đối về những công nghệ hình ảnh trên.

S-amoled ipshay công nghệ màn hình nào cho smartphonetablet

CÔNG NGHỆ SUPER LCD-SLCD
SLCD là thế hệ mới nhất của màn hình LCD, nó chính là viết tắt của Super LCD (dịch là siêu LCD cho giống siêu nhân), cho chất lượng ngang ngửa với những màn hình AMOLED hiện nay trên các thiết bị của HTC đồng thời có thêm 1 số đặc điểm ưu việt hơn, chẳng hạn như có hiệu năng sử dụng pin tốt hơn. Cũng theo lời HTC, SLCD có khả năng quản lý điện năng tốt hơn gấp 5 lần so với thế hệ LCD trước đó, cho góc nhìn rộng hơn.

S-amoled ipshay công nghệ màn hình nào cho smartphonetablet

Nó chính là màn hình LCD sử dụng Panel IPS, loại panel màn hình đã được dùng trên hàng loạt thiết bị di động cao cấp như Apple iPad, iPhone 4 và 1 vài dòng điện thoại Nhật Bản. Tuy nhiên, màn hình SLCD đã được Sony áp dụng công nghệ VSPEC III cho phép mở rộng góc nhìn ra 160 độ ở cả 4 góc nhìn (trên, dưới, phải, trái). Không rõ về loại Panel nào mà SLCD sử dụng nhưng theo một số tài liệu mà mình tìm hiểu được, màn hình di động của Sony (loại dùng VSPEC III, không rõ có dùng panel IPS hay không) đã đạt đến khả năng hiển thị 65% game màu NTSC và đạt độ tương phản 800:1. Độ tương phản chính là nhược điểm lớn nhất của SLCD so với AMOLED nhưng mình thật sự không quan tâm lắm vì 800:1 là quá đủ. Nếu từng nhìn vào màn hình có độ tương phản tương tự của iPhone 4, có lẽ bạn sẽ chẳng cần quan tâm đến thông số này nữa.

S-amoled ipshay công nghệ màn hình nào cho smartphonetablet
Ưu điểm :
. Góc nhìn rộng 160 độ
. Dải màu rộng 65% NTSC
. Hiển thị ngoài trời tốt
. Độ phân giải cao

Khuyết điểm :
. Sử dụng nhiều năng lượng
. Độ tương phản chưa cao

CÔNG NGHỆ IPS
PS là công nghệ tấm nền màn hình (panel) tiên tiến nhất hiện nay. Tấm nền màn hình đời đầu tiên là TN, là loại cấu trúc tinh thể lỏng đơn giản nhất và ra đời sớm nhất. Tiếp đến là VA được phát triển dựa trên tấm nền màn hình TN. Tinh thể lỏng VA được sắp xếp dọc và ánh sáng nền được kiểm soát bởi trục đứng của các tinh thể, làm cho góc nhìn của TV bị giới hạn nhiều. Sau VA, IPS ra đời có thể được xem là cuộc cách mạng về công nghệ tấm nền màn hình. IPS được phát triển bởi LG Display (một trong những công ty con của tập đoàn LG). Sự khác biệt của IPS là các tinh thể lỏng được sắp xếp theo chiều ngang, thay vì dọc như VA. Nhờ vậy, hình ảnh được hiển thị với góc nhìn rộng hơn và độ tương phản lớn hơn, không bị biến đổi màu sắc khi xem ở các góc khác nhau.

S-amoled ipshay công nghệ màn hình nào cho smartphonetablet
Với những ưu điểm nổi trội, IPS là tấm nền màn hình ưa thích bởi các chuyên gia hàng đầu thế giới. Ông hoàng trong ngành công nghiệp điện tử - Apple thương hiệu táo khuyết – cũng đã xài công nghệ này cho tất cả các dòng sản phẩm iPhone, iPad của hãng. Theo đánh giá của Steve Job “Chưa bao giờ có hình ảnh hiển thị thế này trên một chiếc điện thoại. Công nghệ IPS được sử dụng trên màn hình hiển thị mới còn tốt hơn cả OLED.”

S-amoled ipshay công nghệ màn hình nào cho smartphonetablet

Ưu điểm :
. Góc nhìn rộng, màu sắc không bị biến đổi ở mọi góc độ
. Dải màu rộng > 85% RGB
. Thời gian đáp ứng nhanh
. Độ tương phản cao

Khuyết điểm :
. Tiêu hao nhiều năng lượng
. Giá thành còn cao
. Độ dầy sản phẩm lớn

CÔNG NGHỆ AMOLED
AMOLED - Active Matrix Organic Light Emitting Diode - là công nghệ màn hình diode phát quang hữu cơ ma trận động. Đây được xem là công nghệ chế tạo màn hình cao cấp nhất hiện nay dành cho các thiết bị di động. Công nghệ AMOLED có lịch sử gắn liền với sự phát triển của màn hình diode phát quang hữu cơ (tức OLED). Lịch sử OLED bắt nguồn từ những công nghệ sơ khai vào những năm 1950, sau đó trải qua rất nhiều thử nghiệm và nghiên cứu, những thiết bị diode đầu tiên được phát triển thành công bởi tiến sĩ Chin W. Tang (Công ty Eastman Kodak) và Steven Van Slyke đã làm nền tảng cho công nghệ OLED hoàn thiện ngày nay.

S-amoled ipshay công nghệ màn hình nào cho smartphonetablet
AMOLED sử dụng các pixel OLED gắn trên một tấm film bán dẫn mỏng (TFT) nhằm tạo nên một ma trận pixel, cho phép hiển thị tín hiệu dưới tác động của dòng electron với công dụng tạo nên một loạt các công tắc kiểm soát các pixel.
Bên cạnh các ưu điểm chung của công nghệ OLED là độ mỏng, chất lượng hiển thị hình ảnh cao, AMOLED còn nổi trội hơn với mức tiêu thụ điện năng cực thấp phù hợp với việc ứng dụng trong các thiết bị di động cầm tay như điện thoại, máy ảnh, laptop...

S-amoled ipshay công nghệ màn hình nào cho smartphonetablet
Ưu điểm :
. Góc nhìn rộng
. Thời gian đáp ứng nhanh
. Ít bị ảnh hưởng bởi môi trường
. Tiết kiệm năng lượng
. Mỏng nhẹ cơ động

Khuyết điểm :
. Màu sắc bị rực rỡ
. Chi phí sản xuất còn cao

CÔNG NGHỆ TN
Twisted Nemaitc effect là một trong những yếu tố cơ bản khiến cho màn hình LCD trở nên phổ biến và thịnh hành từ những năm đầu thập niên 90. Điểm mạnh lớn nhất của của công nghệ Panel này là việc nó tiêu thụ ít năng lượng phù hợp với các thiết bị cầm tay sử dụng pin (như laptop).

S-amoled ipshay công nghệ màn hình nào cho smartphonetablet

Ý tưởng về công nghệ Panel TN được bắt đầu từ những năm 1962 bởi Richard Williams - một nhà vật lý học làm việc tại RCA. Ông đã khám phá ra nguyên lý cơ bản được sử dụng trong các màn hình LCD panel TN sau này, tuy nhiên, khi đó, dòng điện cần cho nó quá cao, không phù hợp với các ứng dụng thực tế, vì vậy, dự án bị đình lại. Năm 1964, Heilmeier cùng với Louis Zanoni và nhà hóa học Lucian Barton của RCA tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện để rồi năm 1968, RCA công bố màn hình tinh thể lỏng đầu tiên. Tất nhiên, họ vẫn sử dụng công nghệ panel TN.

S-amoled ipshay công nghệ màn hình nào cho smartphonetablet
Ưu điểm :
. Thời gian đáp ứng cực nhanh
. Giá thành sản xuất rẻ nhất

Khuyết điểm :
. Chất lượng hiển thị không cao
. Góc nhìn kém
. Bị ảnh hưởng bởi môi trường xung quanh

Minh Triết-Tổng hợp

Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet

Cùng chuyên mục

5 laptop được đánh giá cao của Asus

Có thể nói thương hiệu Asus ngày càng được biết đến nhiều hơn trong thời gian gần đây. Bắt đầu từ năm 2011 với dòng Zenbook cao cấp, công ty Đài Loan cho thấy họ đủ khả năng thiết kế những sản...

Xem thêm