Nội dung
Hình tượng Quan Công cầm thanh long đao đã đi vào văn hóa dân gian tq . Tuy nhiên, phân tích tài liệu lịch sử cho thấy, Quan Vũ có thể chưa từng có cơ hội chạm tay vào binh khí này.
Quan Công sử dụng binh khí đến từ... tương lai?
Thanh Long Yển Nguyệt đao là binh khí lừng danh nhất thời Tam Quốc, thuộc về Võ Thánh Quan Vân Trường - một trong Ngũ hổ thượng tướng nhà Thục.
Thanh đao này được xem như "người đao hợp nhất" cùng Quan Vũ, và hình ảnh Quan Công mặt đỏ, râu dài cầm Thanh Long đao đã được văn hóa dân gian Trung Quốc "xem như tạo hình mặc định".
Thanh Long Yển Nguyệt đao là "bạn đồng hành" cùng Quan Vũ trong rất nhiều điển tích về ông mà những người đọc Tam Quốc đều thuộc: ôn tửu trảm Hoa Hùng, trảm Nhan Lương - Văn Xú, qua năm ải chém sáu tướng...
Quan vũ chưa từng được cầm thanh long yển nguyệt đao
Hình ảnh quen thuộc Quan Công cầm Thanh Long đao, tuy nhiên phải tới 700 năm sau, loại đao này mới xuất hiện.
Thậm chí, trong quan niệm dân gian đương đại, tạo hình của thanh đao này cũng trở thành nhận thức chung của người dân nhiều khu vực, và được gọi chung là "Quan đao" hay "Quan vương đao", qua đó thấy được địa vị của "thần binh" này trong tín ngưỡng dân gian.
Mặc dù vậy, các nhà nghiên cứu Trung Quốc chỉ ra, binh khí mà Quan Vân Trường sử dụng trong lịch sử thực tế không phải là Thanh Long Yển Nguyệt đao, mà là một món vũ khí "tương tự như mâu".
Dựa trên các thư tịch lịch sử Trung Quốc, thời kỳ Tam Quốc không có nhân vật nào từng sử dụng vũ khí có tên gọi "Thanh Long Yển Nguyệt đao".
Trong sách "Tam Quốc Chí" có nói tới việc Quan Vũ "thúc ngựa đâm (Nhan) Lương giữa vạn quân", cho thấy vũ khí mà ông sử 
dụng rất có khả năng là mâu hoặc thương, kết hợp với đoản đao để chém đầu đối thủ.
Về sau, tác phẩm "Tam Quốc diễn nghĩa" của tác giả đời Minh La Quán Trung được đánh giá là đã mang nhiều màu sắc văn học hư cấu.
Quan vũ chưa từng được cầm thanh long yển nguyệt đao
Yển nguyệt đao thời Tống.
Trong "Tam Quốc diễn nghĩa", La Quán Trung mô tả Quan Vũ sử dụng Thanh Long Yển Nguyệt đao còn mang ý nghĩa tuyên truyền, tô đậm hình tượng anh dũng của nhân vật này.
Thực tế, mãi đến thời Tống, "Yển Nguyệt đao" mới xuất hiện, còn gọi là "Yểm Nguyệt đao", nghĩa là thanh đao hình bán nguyệt.
Trong sách "Võ kinh tổng yếu" đời Tống đã xuất hiện hình ảnh loại vũ khí này.
Tam Quốc "hoàn thủ đao"
Các nhà nghiên cứu cho rằng, vào thời đại Tam Quốc, công nghệ chế tạo binh khí chưa đủ "độ chín" để làm ra loại đại đao lưỡi lớn như Thanh Long đao được mô tả.
Đao được sử dụng thời Tam Quốc đa số có lưỡi đao hẹp, độ dài khoảng 1m.
Trường đao của Đông Ngô chỉ dài 60cm, của Thục là 1.2m, có độ dày khá lớn và có 1 lưỡi.
Ở cán đao có vòng dùng để luồn vải buộc vào cổ tay, tránh bị... rơi đao khi chiến đấu, ngày nay gọi chung là "Tam Quốc hoàn thủ đao".
Quan vũ chưa từng được cầm thanh long yển nguyệt đao
Tam Quốc "hoàn thủ đao".
Sau các cuộc khởi nghĩa nông dân cuối đời Tần và giai đoạn Hán - Sở tranh hùng, quân đội Trung Quốc dần chú trọng tăng cường về số lượng kỵ binh.
Do tốc độ khi phi ngựa rất lớn, cho nên muống giết địch chủ yếu dựa vào động tác "chém" chứ không phải "đâm" như khi sử dụng kiếm.
Chính vì vậy, từ thời Tây Hán đã xuất hiện "hoàn thủ trường đao".
Mặc dù Thanh Long Yển Nguyệt đao chưa thể xuất hiện vào thời Tam Quốc, song loại đại đao cán gỗ đã được nhận định là một trong những binh khí quan trọng của thời đại này.
"Tam Quốc Chí - Ngụy thư - Điển Vi truyện" có đoạn - "Điển Vi sử dụng đại song kích và trường đao", mô tả tướng Điển Vi của Tào Ngụy đã sở hữu loại binh khí trên.
Tuy nhiên, vào thời kỳ đó, trường đao có cán dài vẫn chưa phải là một vũ khí phổ thông.
Các tướng lĩnh Tam Quốc chủ yếu sử dụng trường mâu. Quan Vũ, Trương Phi, Lữ Bố đều sử dụng loại vũ khí này.

 

Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet

Cùng chuyên mục

Giải mã truyền thuyết Người heo

Sâu trong khu rừng Cannock Chase ở Anh Quốc, nơi ánh mặt trời không thể dò tới được, có một loài sinh vật tựa quái vật lang thang khắp nơi: Người Heo. Cannock Chase cũng là một môi trường sống quen thuộc...

Xem thêm  

5 ngọn lửa ma bí ẩn trong lịch sử

1. Lửa ma tấn công bà già Malaysia năm 2011 Ở ngôi làng Kota Baru, Malaysia, cụ bà 78 tuổi là Zainab Sulaiman thấy mình luôn bị tấn công bởi những ngọn lửa lạ bất chợt ngay trong nhà mình. Có khoảng 200 vụ...

Xem thêm  

Đi du lịch cùng... bộ xương

Bà Susan Weese, người New Mexico, nước Mỹ, là một khách lữ hành kỳ dị. Bà đã mang theo một bộ xương người có kích cỡ thật đi du lịch cùng trong gần trọn một năm. Đến mỗi mỗi nơi bà đều chụp...

Xem thêm