Con đường leo trong ngày đầu tiên chủ yếu men theo suối lên thượng nguồn đầy dốc cao với những tảng đá lớn. Nhưng Pu Ta Leng thực sự là con đường công bằng. Bên cạnh những dốc đá như muốn vắt kiệt sức là những con suối nhỏ róc rách ngày đêm giữa núi rừng, không chỉ nên thơ mà còn là chỗ nghỉ chân lý tưởng của những đoàn leo núi hay người dân đi rừng.
Những con đường mòn xuyên qua rừng tre.
Cảm giác vỡ òa khi đặt chân lên đỉnh Pu Ta Leng, chinh phục thành công "Nóc nhà thứ 2" của Đông Dương sau một cuộc hành trình tốn sức lực. Khu vực đặt mốc Pu Ta Leng chỉ là một khoảng đất nhỏ được những người dẫn đường (porter) phát quang để lấy chỗ đứng, xung quanh vẫn là những cây cao bao bọc. Muốn có được tầm nhìn rộng để ngắm cảnh hay chụp ảnh, bạn phải leo lên những ngọn cây đỗ quyên.
Những ngọn núi cao sừng sững nhưng ở độ cao này cũng chỉ giống như những ốc đảo ẩn hiển giữa đại dương mây trên độ cao 3.049 m. Những nụ đỗ quyên còn chưa hé nở, xa xa là biển mây rực nắng. Chỉ một, hai tháng nữa thôi, khi những nụ đỗ quyên này bừng nở sẽ thắp sáng cả đỉnh Pu Ta Leng.
Tầng tầng lớp lớp mây trắng giữa màu xanh duơng của bầu trời và màu xanh lá của núi rừng giống như lớp kem trắng muốt kẹp giữa một chiếc bánh đầy màu sắc.
Để đến Pu Ta Leng, cách duy nhất là bắt xe đi Lai Châu ở Hà Nội tại bến xe Mỹ Đình. Thường có nhiều chuyến vào lúc 8h tối hàng ngày, xe khách giường nằm giá 300.000 đồng /người.
Hành trình leo núi gợi ý: xuất phát từ xã Hồ Thầu, ngày đầu cố gắng leo được đến điểm 2.422 m để quẳng lại bớt đồ đạc không cần thiết và là nơi nghỉ chân qua đêm. Ngày hôm sau chinh phục nốt đỉnh 3.045m và trở lại nghỉ đêm ở điểm cũ 2.422 m. Ngày thứ 3 khởi hành xuống núi theo hướng Tả Lèng (cũng có thể trở về theo lối xuất phát ở Hồ Thầu) để về Hà Nội.
Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet