Ông hyo so là người Mỹ gốc Hàn, 76 tuổi. Hành trình của ông bắt đầu với một câu nói trên truyền hình rằng khi gần đến cuối cuộc đời người ta thường nuối tiếc những điều chưa thực hiện được.
Một vài tháng sau đó, Hyo So đặt phòng nhà trọ ở Cairo và bắt đầu những hành trình khó tin ở độ tuổi của ông.
phượt thủ 76 tuổi với niềm đam mê khám phá bất tận. |
‘Máu’ phiêu lưu từ khi còn nhỏ
Từ năm 14 tuổi ông rời quê nhà Gwangyang, Hàn Quốc lên một chiếc thuyền và lênh đênh hết nơi này sang nơi khác, làm đủ mọi loại công việc kỳ lạ trong suốt 4 tháng rời quê nhà. “Tôi khao khát thế giới bên ngoài”, ông nhớ lại.
Nhưng sau khi nhập cư vào Mỹ năm 1970 cùng vợ và 3 con, việc du lịch xuyên quốc gia trở thành thứ xa xỉ. Ông ở lại Los Angeles, nơi số lượng dân nhập cư ngày càng đông, tiền thân của Koreatown ngày nay. Ông lau sàn trong nhà hàng, đổ gạt tàn ở văn phòng, sửa xe, làm đủ mọi nghề.
Đến năm 1990, Hyo So mới tìm được một công việc ổn định tại văn phòng luật sư Los Angeles. Trong thời gian đó, ông tới các công viên quốc gia, leo lên các ngọn núi California, tới đỉnh Whitney ba lần và lần cuối cùng là năm ông 60 tuổi. Trong chuyến leo núi cuối cùng đó, ông bắt đầu cảm thấy sức khỏe đã hạn chế hơn trước rất nhiều. “Đầu gối chẳng còn nghe lời bạn nữa”, ông nói.
Hyo So trong buổi đi dạo hàng ngày ở Los Angeles. |
Những người bạn đồng di cư với ông đã lần lượt nghỉ hưu cả vài thập kỷ trước sau khi làm việc chăm chỉ. Nhiều người chơi golf, tụ tập nhau cùng lên sân giải trí hay đi nghỉ trên các du thuyền tới miền nhiệt đới.
Còn Hyo So, ông không muốn phần đời còn lại sống trong nuối tiếc vì những việc chưa làm. Ông đặt vé tới Ai Cập và lên kế hoạch khám phá đất nước này trong một tháng.
Phiêu lưu ở tuổi xế chiều
Hyo So đã đặt chân tới 40 quốc gia, băng qua sa mạc Gobi, trò chuyện với đồng bào dân tộc của bộ lạc Maasai ở Kenya, là một phượt thủ quyến rũ ở Kingston khi hát vang bài ca tạm biệt Jamaica. Ông từng bị nhầm tưởng là người ăn xin khi ở miền trung nước Mỹ trong lúc đang cầm một cốc cà phê cạn, thức suốt đêm trong phòng nghỉ tập thể với hơn 12 giường cùng phòng và lây bệnh tiêu chảy từ bạn du lịch.
“Cuộc sống là những trải nghiệm – không chỉ toàn việc tốt, tích cực”, ông nói. “Vậy mới là sống”.
Giờ thì ông đã quá thuần thục, chỉ với một chiếc mũ bóng chày màu trắng đã sờn vải để tránh nắng, một chiếc áo khoác câu cá với nhiều túi đựng, đôi giày thể thao đã mòn, ông đi tới khắp mọi miền đất lạ. Bốn chiếc áo và 3 chiếc quần dài, quá sơ sài để chẳng tên cướp nào muốn ngó ngàng tới nhưng lịch sự đủ để ông trò chuyện với những khách du lịch khác hay dân địa phương.
Từ nỗi trăn trở về sự hối tiếc cuối đời, Hyo So không ngần ngại tới Ai Cập bắt đầu hành trình phiêu lưu vẫn khát khao bấy lâu. |
Khi bắt đầu những hành trình phiêu lưu của mình, Hyo So 60 tuổi. Ông đi thử nghiệm và gặp không ít khó khăn. Buổi sáng đầu tiên ở Cairo đã là chuyện của 15 năm về trước. Một người đàn ông nói với So ông không thể vào bảo tàng Ai Cập bởi đã quá giờ tham quan, bảo tàng chỉ đón khách trước 9 giờ sáng. Người lạ đưa ông đi tham quan nhiều nơi khác và ông nhận ra anh ta có móc nối với những nơi đã đưa ông đến khi sáng hôm sau chủ khách sạn nói với ông việc bảo tàng chỉ đón khách trước 9 giờ là trò bịp bợm. Hơn thế nữa, khách du lịch đến đây ngày một giảm bởi đã có nhiều trường hợp bắt cóc và giết người xảy ra trên sa mạc.
Cảm thấy không an toàn, So bay về Los Angeles sau hai đêm ở Ai Cập. Vợ ông đã rất bất ngờ khi thấy chồng mình về sớm hơn dự định. Trải nghiệm thót tim đó càng làm ông thấy hăng hái hơn, khao khát thế giới hơn. So tiếp tục lên kế hoạch đi Thổ Nhĩ Kỳ, lấy cảm hứng từ một bài hát Hàn Quốc về Istanbul. Lần này, ông chuẩn bị kế hoạch cho một tháng. Sau đó ông tới Hy Lạp, Ấn Độ. Trong chuyến đi tới Ấn Độ, ông bị ốm suốt nửa hành trình nhưng không đủ cản bước chân So tới Nepal ngay sau đó. Việc chuẩn bị cho mỗi chuyến đi với khoản ngân sách ít ỏi trở thành một thú vui của ông.
Cái nhìn từ những người xung quanh
Một vài phượt thủ trẻ, tầm trên 30 tuổi tỏ ra rất kinh ngạc với đôi kính lão, bộ râu trắng của bạn đồng hành. Những cô gái thì phỏng đoán trước đây ông chắc chắn phải là một chàng trai rất thu hút mỗi lần ông chơi guitar ở các nhà trọ. Khi So than phiền về mùi sơn mới ở một nhà trọ London cùng yêu cầu đổi phòng, nhân viên đã nói với ông nhà trọ này dành cho thanh niên và nói ông quay lại giường của mình.
Các đồng nghiệp rất ngạc nhiên và 3 người con cũng rất lo lắng cho ông, họ thường cố ngăn ông khỏi những chuyến đ tiếp theo. Người duy nhất luôn thấu hiểu So là vợ ông, người đã sống cùng ông nửa thế kỷ và chưa bao giờ ngăn cản ông làm điều gì.
Từng có lần bà thuyết phục ông tham gia tour du lịch ở Tây Âu. Ông ghét việc đi tour như vậy bởi việc này khiến ông thấy mình như những học sinh tiểu học luôn cần có người giám sát, hướng dẫn.
“Khi ông ấy muốn đến, ông ấy đến, khi ông ấy muốn đi, ông sẽ đi”, vợ Hyo So chia sẻ. “Tôi không phải lo lắng một chút nào hết”.
Tài sản sau những chuyến đi
Khi những khách du lịch hiện nay dành thời gian vào việc chụp ảnh, viết blog du lịch và thường phô trương nhiều hơn những thứ họ thực sự trải nghiệm, So thì khác.
Ông không chụp ảnh, thay vào đó là những ký ức khó quên như hình ảnh một thiên thần ở lăng Havana đã khiến ông suy ngẫm về sự ra đi của mình sau này. Những bức hình duy nhất của ông là cùng những người bạn gặp trên đường. Những gì ông nhìn thấy, cảm thấy, thưởng thức và học hỏi được trong các chuyến đi được ông ghi lại trên từng trang giấy, hay những bản nhạc guitar mà ông sáng tác. Xuất hiện trong đó là những suy nghĩ về quyền năng, quyền kiểm soát thiên nhiên của con người khi ông chiêm ngưỡng các tác phẩm bonsai ở Đông Nam Á, những hiểu biết về nghi lễ hôn nhân bộ lạc Maasai, suy tư về tôn giáo khi nghe cầu nguyện lúc 5 giờ sáng của người theo đạo Hồi ở Tanzania.
Sau tất cả, So vẫn luôn ghi nhớ nhất là những con người ông đã gặp trên đường đi.
Người phụ nữ lớn tuổi ngồi cạnh ông trên một chiếc xe buýt ở Nairobi đã giúp ông thắt nút cẩn thận túi đồ tạp hóa, ra hiệu ông cần để mắt đến túi đồ. Các nhân viên bán hàng tạp hóa, người nhất quyết không để ông mua chai rượu thứ hai vì thấy ông đã run lên. Người bán hàng tại một quầy đồ ăn Việt Nam đã mời ông cơm.
So cảm nhận được sự cảm thông, lòng nhân hậu và quan hệ thân thiết trong suốt các chuyến đi. “Bạn sẽ không thể cảm thấy nếu bạn không ở đó”, ông nói.
Xem thêm: 6 phượt thủ làm thay đổi thế giới
Như Bình (theo SCMP)
Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet