Khi sàn diễn bắt đầu lăng xê những cô người mẫu đẫy đà, giới thời trang xem đó là một bước tiến. Trái ngược với hình ảnh người mẫu mình dây, thậm chí gầy gò, ốm yếu, những cô người mẫu ngoại cỡ (plus size) trông hoàn toàn khỏe mạnh và tràn đầy sức sống.
Giới truyền thông đua nhau phê phán những người mẫu siêu gầy và chuyển sang lăng xê người mẫu béo . |
Hàng loạt nhà mốt chuyển sang mời những người mẫu thừa cân để làm gương mặt đại diện. Từ những thương hiệu bình dân như H&M, F21 cho đến các nhà mốt danh tiếng như Givenchy, Ralph Lauren… hình ảnh các cô người mẫu đẫy đà khuynh đảo các chiến dịch quảng cáo. Người mẫu ngoại cỡ Rebel Wilson cho rằng: "Trước đây, không chỉ những người xung quanh mà chính bản thân tôi cũng tự nhận thấy cơ thể mình trông quá buồn cười. Thần tượng của tôi là những người hơi đẫy đà một chút như Kate Hudson chẳng hạn. Giờ đây, nếu bạn siêu thấp bé, siêu mập mạp, thậm chí chiếc mũi của bạn siêu to, bạn đều có thể dùng nó làm vũ khí. Ngành công nghiệp mẫu béo luôn chào đón bạn".
Rebel Wilson tự tin tạo dáng trên bìa tạp chí. Kể từ bước vào làng mẫu, cô liên tục được mời chụp ảnh thời trang và đóng phim nhờ thân hình "siêu bự". |
Chuyển biến mới mẻ này đã tạo ra nhiều tác động tích cực không chỉ trong giới thời trang mà còn với đời sống giới trẻ gần đây. Những cô gái hơi mập mạp vẫn có thể thỏa ước mơ làm người mẫu, còn những cô béo phì thì tự tin hơn vào cơ thể khác biệt của mình.
Ngành công nghiệp mẫu thừa cân phát triển kéo số lượng mẫu béo ngày một gia tăng. Điều này thúc đẩy những người mẫu phải bằng mọi cách tăng cân hơn nữa để được các nhà mốt để mắt đến. Câu chuyện của jennie runk là một ví dụ. Thay vì nỗ lực giảm cân, quản lý lại tích cực khuyến khích cô gia tăng cân nặng để bước vào ngành mẫu béo dễ dàng hơn.
Người mẫu Jennie Runk tạo được dấu ấn từ khi được mời làm gương mặt quảng cáo bikini cho người mập của hãng H&M. |
Từ size bốn năm 13 tuổi, đến nay 24 tuổi, Jennie Runk đã ở size 13 - 14 (size dành cho những người có số cân nặng trong khoảng 100 kg). Nỗ lực ăn uống, nói không với thể dục thể thao của cô đã thành công khi Jennie Runk được mời làm gương mặt quảng cáo bikini cho hãng H&M, kể từ đó tên tuổi của cô thành một hiện tượng trong giới thời trang. Tuy vậy, cô gái này lại không hoàn toàn thoải mái với điều đó. "Điều mà mọi người nên làm là ủng hộ các cô gái tự tin với cơ thể họ đang có, chứ không phải khuyến khích họ tăng cân để phục vụ cho mục đích thương mại ích kỷ", Jennie chia sẻ với BBC.
Thực tế đã chứng minh điều mà cô người mẫu thừa cân này đề cập hoàn toàn chính xác. Nhiều cô gái béo phì không còn động lực để giảm cân. Họ thoải mái ăn uống, thụ động, không tập thể dục thể thao vì cho rằng mình đang "tự tin với cơ thể". Bên cạnh đó, hàng loạt bài viết với tên gọi "Làm thế nào để trở thành mẫu béo" càng khiến giới trẻ suy nghĩ theo chiều hướng càng mập càng dễ trở nên nổi tiếng.
Ảnh biếm họa chế giễu trào lưu đua nhau tăng cân để trở thành người mẫu béo. |
Điều này được cho là hoàn toàn không nên khuyến khích, đặc biệt trong bối cảnh số người thừa cân, béo phì, mặc đồ size 16-18 (khoảng tầm 200kg) ở Mỹ đang ngày một tăng lên.
Song Quỳnh
Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet