Mùa này, trong mỗi bữa ăn sáng dành cho chồng con, chị Nguyễn Thị Tâm, ở quận Phú Nhuận, TP.HCM, luôn rót cho mỗi người một ly nước mát do chính tay chị nấu. Chu đáo hơn, chị còn chuẩn bị sẵn cho mỗi người một chai nước suối cũng chứa nước mát ướp lạnh – cha mang đến công ty, con đeo tới trường học.
Hiện, nhiều chợ ở TP.HCM như Bà Chiểu, Bà Hoa, Phú Nhuận... có một góc nhỏ bán các bó rau, rễ tươi gồm: rễ tranh, râu bắp, mía lau, mã đề..., giúp thanh nhiệt, giá từ 10.000 – 20.000 đồng/bó. Các bà nội trợ thường ghé mua 1 – 2 bó, mang về nấu cho cả nhà, vừa rẻ vừa hợp vệ sinh.
Dùng nước mát để giải nhiệt, uống không khéo sẽ hại thận. Ảnh minh họa
“Những loại rau, rễ trên chỉ cần 1 – 3 thứ là đủ. Nếu không có, nấu một mình rễ cỏ tranh hoặc xay nước rau má uống vẫn được. Nhưng phải chú ý đến lượng, thể trạng và tính chất công việc của người dùng”, lương y Bảy lưu ý.
Cụ thể: Rễ cỏ tranh khoảng 20g, lá mã đề + rau má + mía lau tối đa từ 50 – 100g. Còn râu bắp tươi hoặc khô không quá 50g. Uống nước mát có hiệu quả là, người phải ra mồ hôi chứ không phải đi tiểu thường xuyên.
Phụ nữ có thai, người tạng hàn, suy thận, bao tử yếu cữ uống nhóm nước mát vừa kể. Vì chúng giải nhiệt quá mạnh.
Trung tính hơn và có thể giúp giải độc là nước đậu ván, gạo lức rang hoặc húp cháo gà ta nấu đậu xanh (nguyên vỏ) cũng “mát trời ông địa” lắm.
Đồng thời, ông Nguyễn Phúc Ưng Viên, thầy thuốc thừa truyền triều Nguyễn, ở quận Gò Vấp, TP.HCM, bày thêm một nhóm nước mát khác, vừa giúp thanh nhiệt vừa ngừa cảm mạo (cảm hàn) trong tiết xuân hè. Gồm: lá và củ mã đề (chợ Bà Hoa có bán), ngò rí (lấy cả rễ), gừng củ (nướng sơ), mía lau. Đổ 5 lít nước nấu còn lại 2 lít.
Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet