Theo PGS.TS. Nguyễn Gia Bình, Trưởng khoa Hồi sức Tích cực, Bệnh viện Bạch Mai, bệnh nhân Hương nhập viện từ ngày 18/3 với biểu hiện của hội chứng cúm (sốt, đau mỏi toàn thân, mệt, vã mồ hôi…) tự điều trị không khỏi.
Sau 5 ngay, bệnh nhân không đỡ sốt, ho, khó thở nhiều vào khám tại Bệnh viện Bãi Cháy (Quảng Ninh). Tại đây, bệnh nhân có biểu hiện suy hô hấp nặng dần, xquang thấy tổn thương mờ lan tỏa hai phổi, nên đã được chẩn đoán viêm phổi nặng nghi do cúm A, đã phải đặt nội khí quản, chuyển đến khoa Hồi sức tích cực Bệnh viện Bạch Mai.
Tại khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bạch Mai, bệnh nhân trong tình trạng nguy kịch: suy hô hấp nặng, Xquang phổi thấy tổn thương gần hết. Các bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân bị hội chứng suy hô hấp cấp tiến triển – viêm phổi do cúm A/ thai 35 tuần. Kết quả xét nghiệm cúm A/H1N1.
Cháu bé vừa được các bác sĩ Bệnh viện Bạch Mai cứu sống
Bệnh nhân được điều trị bằng các biện pháp hồi sức tích cực: thở máy với các biện pháp tốt nhất để cải thiện oxy máu, thuốc kháng virus sớm, kháng sinh và lọc máu liên tục để loại bỏ các yếu tố làm bệnh nặng thêm.
Sau 1 ngày, nguy cơ tử vong cả mẹ và con vẫn rất cao. Bệnh viện Bạch Mai đã hội chẩn toàn viện quyết định: mổ lấy thai để cứu thai và mẹ. sau khi mổ lấy thai , 1 nhóm các bác sĩ và điều dưỡng sơ sinh đón cháu bé ngay tại phòng mổ và hỗ trợ hô hấp cho bé (thở máy và chăm sóc đặc biệt 4-5 ngày..) sau đó bé tiến triển tốt hơn.
Còn sản phụ Hương, tình trạng tổn thương phổi tiến triển nhanh hơn đến mức nguy kịch, oxy trong máu rất thấp mà không đáp ứng với thở máy với nồng độ oxy tối đa, xuất hiện thêm tràn khí màng phổi cả hai bên nên phổi không còn khả năng trao đổi oxy. Bệnh nhân nhanh chóng bị đẩy vào trạng thái cực kỳ nguy kịch, không còn khả năng cứu chữa (phổi không còn nơi để trao đổi khí). Nhanh chóng mở màng phổi cả hai bên để dẫn lưu khí bằng hai dẫn lưu rất lớn, hút khí liên tục, điều chỉnh liên tục các thông số máy thở để bệnh nhân không tử vong..
Các bác sĩ Bệnh viện Bạch Mai chúc mừng mẹ con sản phụ Lê Thị Hương ra viện
Theo PGS Bình, các bác sĩ Bệnh viện Bạch Mai phải áp dụng kĩ thuật “tim phổi nhân tạo tại giường” cho bệnh nhân.
“Đây là cuối cùng cho những trường hợp như thế này. Đây là lần đâu tiên áp dụng hỗ trợ phổi (“phổi nhân tạo”) cho một bệnh nhân tổn thương phổi nặng do cúm A”, PGS Bình nói.
PGS Bình cho biết, điều khó khăn nhất của kĩ thuật lúc này là các tạng bị suy rất nặng : phổi, tim , rối loạn đông máu (phải dùng thuốc chống đông trong khi lại bị chảy máu…) ở bệnh nhân phải bất động (do rất nhiều máy cùng hoạt động : máy thở, máy lọc máu, máy tim phổi nhân tạo, các máy theo dõi, rất nhiều bơm tiêm điện, máy truyên dịch,,thời gian áp dụng thường dài (trên 14 ngày), nhiều nguy cơ như : tụt hoặc tắc các ống thông mạch máu, nguy cơ nhiễm trùng, tắc mạch rối loạn đông máu, chảy máu….
Đến nay, bệnh nhân không sốt, tự thở khí trời hoàn toàn không cần hỗ trợ hô hấp nào khác, dừng hết các thuốc, đánh giá không thấy có biến chứng gì.
PGS.TS. Ngô Quý Châu cho biết, để có được thành công trong công tác cứu chữa bệnh nhân Bùi Thị Lan Hương là nhờ sự hợp tác tốt giữa các bác sĩ trong toàn bệnh viện, phát hiện và xử trí những biến cố nhanh nhất.
Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet