Lãnh đạo của Panasonic cho biết, sở dĩ không công ty không thành công trên phân khúc điện thoại thông minh là do doanh số bán điện thoại thông minh tại thị trường Nhật Bản yếu và sản phẩm của các công ty bản địa thực sự không ghi được dấu ấn đối với người dùng.
Các chuyên gia phân tích nhận định, thị trường điện thoại thường ít sự cạnh tranh bởi số người chơi ít hơn và thu về lợi nhuận nhiều hơn so với thị trường smartphone. Các dòng điện thoại tính năng thường có chi phí sản xuất rẻ hơn, không cần bộ xử lý mạnh mẽ cũng như màn hình “khủng” hay được tích hợp trong hầu hết các sản phẩm smartphone đang có mặt trên thị trường.
Nhiều chuyên gia phân tích thị trường, có thể thị trường smartphone phát triển mạnh mẽ, tuy nhiên, trên thị trường này, người dùng hầu như chỉ được chứng kiến sự cạnh tranh của hai tên tuổi lớn là Samsung và Apple, các thương hiệu smartphone khác thực sự nổi bật thì không có nhiều. Vì thế, có chuyên gia phân tích thị trường đã phải đưa ra luận: Thị trường smartphone là của Samsung và Apple.
Giải pháp kinh doanh trong tương lai của Panasonic được đưa ra hai tháng sau khi đối thủ trong nước của công ty là NEC tuyên bố rút lui khỏi thị trường điện thoại thông minh trong bối cảnh nhu cầu smartphone của người dùng trong nước không cao. Bản thân NEC cũng không nhận thấy dấu hiệu thành công trên thị trường smartphone đang cạnh tranh khốc liệt.
Trong tuần qua, BlackBerry cho biết, công ty đã chấp nhận bán mình cho hãng đầu tư tài chính có trụ sở tại Toronto (Canada) Fairfax Financial Holdings với giá 4,7 tỷ USD. Được biết, Fairfax là một trong những cổ đông lớn nhất tại BlackBerry. Hãng tài chính này hiện đang nắm giữ 10% cổ phần tại BlackBerry.
Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet