Ô nhiễm không khí do khí thải từ các nhà máy công nghiệp, từ ống xả xe máy,… là những điều chúng ta vẫn thường nghe. Tuy nhiên, ít ai biết rằng ô nhiễm không khí có nguyên nhân từ những đồ gia dụng có sẵn trong nhà.
Cơ quan bảo vệ môi trường của Mỹ mới công bố kết quả nghiên cứu cho thấy mức độ ô nhiễm không khí trong nhà cao gấp 8 lần bên ngoài. Có một số biện pháp thay đổi mà bạn có thể dễ dàng thực hiện để làm sạch hoặc giảm thiểu những yếu tố gây ô nhiễm không khí trong nhà có liên quan đến bệnh hen suyễn, chóng mặt, béo phì và ung thư.
1. Phòng tắm
Bạn luôn tìm cách để lọc nước uống nhưng nước tắm của bạn thì sao? Ban cố vấn của Tổng thống Obama từng khuyến cáo rằng nên lắp đặt hệ thống lọc cả nước uống và nước tắm để bảo vệ sức khỏe, giảm thiểu những yếu tố gây ra bệnh ung thư. Trong vòng 10 phút tắm, cơ thể bạn sẽ hấp thụ chlorine nhiều gấp 100 lần so với khi bạn uống một cốc nước lấy từ vòi hoa sen bạn tắm. Và nếu không có bộ lọc khí và thông gió, chất chlorine độc hại trong không khí sẽ trở nên trong suốt, lan tràn khắp nhà bạn.
Hãy sử dụng máy lọc chlorine trong nước để lọc nước sinh hoạt.
2. Tầng hầm
Trong tầng hầm có chứa vô vàn những món đồ cũ đã bám bụi cũng là nguyên nhân gây ra ô nhiễm không khí trong nhà bạn. Chẳng hạn, những thùng sơn đã cũ hoặc những thùng sơn mới nguyên đều có thể làm rò rỉ ra những chất hữu cơ dễ bay hơi hay còn gọi là VOC – những hợp chất gây ra các căn bệnh về hô hấp, ảnh hưởng không tốt tới gan thận.
Các thùng sơn nên được cất trữ cách xa không gian sống. Lưu ý rằng các thùng sơn cũ và thậm chí thùng sơn chưa mở cũng có thể phát tán ra các chất độc hại.
3. Đồ nội thất
Các chất độc hại VOC thường thoát ra từ keo và chất kết dính được sử dụng trong ván ép và các sản phẩm gỗ composite thường thấy trong nội thất gia đình.
Hãy sử dụng các sản phẩm gỗ cứng hoặc những món đồ nội thất không chì.
4. Các sản phẩm làm đẹp hàng ngày
Bạn đã bao giờ tìm hiểu xem những thành phần hóa học tạo mùi trong các sản phẩm làm đẹp hàng ngày có ảnh hưởng như thế nào tới da và phổi của bạn chưa? Thực tế hàng ngày chúng ta vẫn đắp lên người hàng tá những sản phẩm làm đẹp tóc, đẹp da, tạo mùi thơm,… nhưng không hề hay biết thành phần trong đó có những gì và tác động đến sức khỏe như thế nào.
Hãy thử sử dụng những sản phẩm chăm sóc an toàn hơn bằng cách tìm hiểu về những thành phần có trong đồ mỹ phẩm của mình.
5. Những món đồ trang trí độc hại
Đừng nghĩ những chiếc Gingerbread đồ chơi trang trí vào các dịp lễ như Giáng sinh là hoàn toàn vô hại. Một nghiên cứu năm 2009 đăng trên tờ Ground Water Monitoring & Remediation cho thấy những món đồ chơi bằng nhựa này có khả năng gây ô nhiễm không khí trong nhà bằng dung môi công nghiệp DCA – một chất có khả năng gây ung thư.
Hãy sử dụng những món đồ trang trí làm bằng thủy tinh, len hoặc những nguyên liệu tự nhiên khác.
6. Thảm
Thảm là món đồ không thể thiếu trong ngôi nhà của chúng ta hiện nay. Tuy nhiên, chúng có lông và là nơi có chứa rất nhiều bụi bẩn cũng như vi khuẩn gây ra bệnh hen suyễn hoặc dị ứng. Một số loại thảm còn thải ra các chất VOC độc hại.
Hãy sử dụng những loại thảm có khả năng phát tán chất VOC thấp hoặc sử dụng máy hút bụi thường xuyên.
7. Máy in
Bạn đã bao giờ cảm thấy chóng mặt sau khi in ra một loạt các loại tài liệu trên máy tính? Đó là do những hộp mực nhỏ của máy in đã phát tán ra các chất VOC độc hại và các chất ô nhiễm khác được dán nhãn glymes – hóa chất mà Cơ quan bảo vệ môi trường cho rằng có liên quan đến tỉ lệ sẩy thai đang tăng cao.
Chỉ nên in những giấy tờ thật cần thiết và khi vực in giấy tờ phải thoáng khí.
8. Nến
Hầu hết những loại nến đang bán ngoài thị trường hiện nay đều thải ra benzene và toluene – chất gây ung thư và các chất hóa học gây ra những bệnh liên quan đến hô hấp.
Hãy sử dụng nến sáp ong bởi chúng có các ion âm giúp làm sạch không khí. Tránh sử dụng nến thơm tổng hợp. Nếu bạn sử dụng hương liệu, nên chọn các loại tinh dầu nguyên chất hữu như tinh dầu oải hương.
9. Phòng giặt là
Đừng đánh đổi sức khỏe của mình bằng những món quần áo sạch sẽ. Các chất tẩy rửa, xả vải đều có chứa chất tạo mùi nhân tạo và khiến cho mức độ ô nhiễm trong phòng giặt cao hơn nhiều so với một ống xả xe máy, ô tô.
Nên sử dụng các chất tẩy rửa không mùi và có thành phần tự nhiên, hạn chế tối đa việc sử dụng nước xả vải.
10. Những món đồ lặt vặt
Trong nhà bài trí quá nhiều những món đồ lặt vặt hoặc căn phòng quá lộn xộn, ngổn ngang đồ đạc cũng sẽ biến nhà bạn thành một nơi chứa chấp các chất gây dị ứng, bụi và vi khuẩn.
Hãy học tập phong cách bài trí nhà tối giản của người Nhật để không gian sống thoáng đãng và sạch sẽ hơn.
11. Cây cảnh trồng trong nhà
Không nghi ngờ rằng một số cây cảnh có tác dụng lọc không khí trong nhà. Tuy nhiên, nếu bạn mắc các bệnh dị ứng hoặc nhạy cảm thì cây cảnh trong nhà không phải là một ý tưởng hay. Nấm mốc sinh sôi và phát triển trong đất sẽ gây ra các triệu chứng dị ứng cho bạn.
Hãy sử dụng sỏi để trải lên lớp đất trên cùng của chậu cây nếu bạn vẫn muốn trồng cây trong nhà.
12. Đồ dùng nấu ăn
Các sản phẩm gia dụng chống dính dùng trong bếp vốn rất quen thuộc với mỗi chúng ta bởi sự thuận tiện tẩy rửa nhưng ít ai biết rằng polytetrafluoroethylene chứa trong chất chống dính có khả năng gây ô nhiễm không khí trong nhà, có thể giết chết các loài chim nuôi và gây ra các bệnh béo phì, bệnh tuyến giáp, …
Hãy sử dụng các nồi chảo đá hoặc nồi chảo làm bằng gang.
13. Các chất tẩy rửa trong nhà
Sử dụng các chất tẩy rửa hóa học trong nhà có thể tạo nên một bầu không khí chứa đầy chất độc hại trong chính ngôi nhà bạn – nguyên nhân gây ra các bệnh về hô hấp.
Ngừng sử dụng các chất tẩy hóa học và thay thế bằng chất tẩy tự nhiên hoặc lành tính, chẳng hạn như: hydrogen peroxide, giấm trắng, và baking soda.
Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet