Nội dung

Khi xem lại ảnh với một phần mềm tương thích, hệ thống GPS sẽ cung cấp cho bạn thông tin về nơi mà bạn đã chụp những bức ảnh đó. Tính năng này có tên gọi "geotagging", đặc biệt hữu ích khi đi du lịch, chụp nhiều ảnh nhưng không thể nhớ chính xác tên của từng địa danh đã đi qua.

Nikon coolpix p6000 - máy ảnh định vị toàn cầu

Nikon Coolpix P6000 là một trong những mẫu máy ảnh đầu tiên được tích hợp công nghệ định vị toàn cầu GPS.

Nikon Coolpix P6000 sở hữu ngoại hình khá ấn tượng, với thân hình vuông vức kiểu cổ điển và chỉ một màu vỏ duy nhất là màu đen. Phần tay cầm bên phải và nơi đặt ngón tay cái ở mặt sau được tráng cao su, mang lại cảm giác chắc chắn cho người dùng khi cầm máy.

Bánh xe chọn chế độ của Nikon Coolpix P6000 được đặt ở vị trí khá thuận lợi cho việc sử dụng máy bằng một tay. Cách bố trí phím bấm ở chiếc máy này cũng giống với ở những mẫu DSLR, với phím menu và các phím chức năng thường dùng nằm bên trái màn hình, các phím còn lại nằm bên phải. Màn hình LCD của máy rộng 2,7 inch, độ phân giải 230.000 điểm ảnh.

Nikon coolpix p6000 - máy ảnh định vị toàn cầu

Nikon Coolpix P6000 sở hữu thân hình vuông vức, "pro" khá cổ điển.

Tính năng đáng chú ý nhất ở P6000 chính là "geotagging", với sự trợ giúp của hệ thống định vị toàn cầu GPS. Máy sẽ thu thập thông tin về địa danh từ 12 vệ tinh khác nhau, sau đó gắn vào bức ảnh mới chụp. Khi xem lại ảnh, người dùng sẽ biết được mình đã chụp bức ảnh đó ở đâu. Dẫu vậy, ở những khu vực có nhiều nhà cao tầng hay trong khi chụp trời có nhiều mây, thì việc nhận tín hiệu từ các vệ tinh gặp khá nhiều khó khăn. Nikon cũng thừa nhận tính năng geotagging ở Coolpix P6000 chưa được hoàn chỉnh cho lắm, cần phải cải thiện thêm.

Để giúp người dùng P6000 có thể tải ảnh thẳng lên gallery trực tuyến myPicturetown, Nikon đã trang bị cho chiếc camera này một cổng LAN để nối mạng. Đây là tính năng lần đầu tiên xuất hiện ở những mẫu máy ảnh của Nikon. Người dùng chỉ việc nhập vào các thông tin về tài khoản của mình, sau đó lựa chọn những bức ảnh mình muốn chia sẻ rồi bấm nút tải ảnh lên Web gallery. Với các bức ảnh được gắn thông tin về địa danh, người dùng có thể click vào phím Mapview để xem thông tin về nơi chụp trên bản đồ Google Maps.

Nikon coolpix p6000 - máy ảnh định vị toàn cầu

Cách bố trí các phím bấm ở Nikon Coolpix P6000 giống với ở những mẫu DSLR.

Giống như hầu hết những mẫu máy ảnh point-and-shoot đời cao, Nikon Coolpix P6000 cũng hỗ trợ định dạng ảnh RAW. Chiếc máy này còn được trang bị khá nhiều chế độ chụp cũng như những lựa chọn chỉnh độ phơi sáng, đồng thời cho phép người dùng lấy nét thủ công. Ngoài ra, người dùng còn có thể tự mình thiết lập hai chế độ chụp riêng biệt rồi lưu lại để sử dụng trong những lần chụp sau.

Cuối cùng, không thể không nhắc đến những thông số cơ bản làm nên Nikon Coolpix P6000. Đó chính là cảm biến có độ phân giải lên tới 13,5 Megapixel và ống kính góc rộng 28mm có zoom quang 4x. Tuy nhiên, bộ pin Lithium-ion của chiếc máy này không được trang bị sạc đi kèm. Thay vào đó, người dùng phải để pin trong máy và cắm trực tiếp vào nguồn điện để sạc. Nếu muốn dùng bộ sạc ngoài, khách hàng sẽ phải mua riêng.

Nikon coolpix p6000 - máy ảnh định vị toàn cầu

Tốc độ hoạt động của mẫu máy này khá nhanh.

Tốc độ hoạt động của Nikon Coolpix P6000 khá tốt. Máy chỉ mất 1,5 giây để khởi động. Tổng thời gian từ khi bật máy đến khi chụp xong bức ảnh đầu tiên là 2 giây. Độ trễ màn trập chỉ ở mức 0,1 giây. Tốc độ lấy nét tự động của chiếc máy này cũng khá nhanh, mặc dù hơi gặp khó khăn trong chế độ chụp macro.

Hệ thống ổn định ảnh quang học hoạt động khá hiệu quả. Chụp ảnh với tốc độ trập 1/20 giây không có vấn đề gì với chiếc máy này. Tuổi thọ pin thì phụ thuộc vào việc bạn sử dụng tính năng GPS nhiều hay ít. Nếu sau mỗi 5 phút lại dò và nhận tín hiệu GPS một lần, thì sau một ngày hoặc 100 lần chụp, máy sẽ hết pin.

Nikon coolpix p6000 - máy ảnh định vị toàn cầu

Nikon Coolpix P6000 được trang bị đèn flash dạng pop-up.

Chất lượng những bức ảnh chụp bằng chiếc máy này chỉ dừng ở mức chấp nhận được chứ không thật sự ấn tượng. Khi chụp ở ISO thấp, ảnh của Nikon P6000 chỉ tương đương với những mẫu máy ảnh tầm trung, chứ không so được với những model high-end như Panasonic Lumix DMC-LX3.

Chấm điểm sản phẩm

Ngay ở mức ISO 100, ảnh đã có sạn, không được mượt mà cho lắm. Ảnh chỉ đẹp khi chụp dưới điều kiện ánh sáng lý tưởng. Nếu tăng ISO lên mức 200, hệ thống giảm nhiễu sẽ được kích hoạt, nhưng trong khi loại bỏ bớt ảnh giả, máy lại gây ra nhiều đốm mờ khác trên bức ảnh. Nếu tăng lên ISO 400, những đốm mờ đó càng hiện rõ hơn, và đến mức ISO 800 thì ảnh đã bị hỏng hoàn toàn. Vì vậy, dẫu cho chiếc máy này hỗ trợ mức ISO tối đa tới 6.400, người dùng được khuyến cáo không nên chỉnh quá mức ISO 800.

 

Bạch Dương (theo Cnet)

 

Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet

Cùng chuyên mục

Leica M-RED edition giá 1.8 triệu đô

siêu phẩm này do Jonathan Ive thiết kế đặc biệt, được sản xuất dành cho cuộc đấu giá từ thiện (RED) Global Fund của ca sĩ Bono thuộc ban nhạc U2. Sản phẩm sử dụng vỏ nhôm nguyên khối với hơn 21.900...

Xem thêm  

Sony A7R và Nikon Df, chọn cái nào?

​ Nikon Df - chiếc máy ảnh có cảm biến ảnh FX full-frame mới nhất của Nikon đang được nhiều người chờ đợi vì sự độc đáo trong dòng DSLR của nó. Đó là sự kết hợp phong cách cổ điển của Nikon...

Xem thêm  

Máy ảnh không dùng để chụp ảnh

Model máy ảnh độc đáo có phần " bội thực " này có tên Konstruktor từ một hãng máy ảnh không kém phần duyên dáng là Lomo. Những model máy ảnh khác của Lomo đa số đều có kiểu dáng " lạ đời " và sử...

Xem thêm