Nội dung

D90 là chiếc DSLR dòng trung cấp mới nhất của hãng Nikon. Nó có đủ những tính năng cần có của một chiếc máy ảnh tầm dưới 1.000 USD, như cảm biến 12,3 Megapixel, khả năng chụp thiếu sáng tốt như người anh kế tiếp (chiếc D300). D90 có thể chụp liên tiếp với tốc độ 4,5 hình/giây và thiết lập ISO lên tới 3.200. D90 còn có màn hình LCD sáng, lớn tới 3 inch, cảm biến rung rũ bụi, chất lượng vỏ máy và thế cầm tuyệt vời. Tuy nhiên, điểm làm cho chiếc máy này nổi bật lại không nằm ở khả năng chụp ảnh. Nó là máy ảnh số ống kính rời đầu tiên hỗ trợ quay video độ phân giải cao.

Thử quay phim bằng nikon d90

Nikon D90 trước hết là một chiếc máy DSLR đáng mơ ước. Ảnh: Dpreview.

Mặc dù có thể quay phim, nhưng D90 trước hết vẫn là một máy ảnh số. Chính xác là một chiếc máy ảnh DSRL tầm trung rất hấp dẫn, chứ không phải là một chiếc máy quay phim.

Nikon chỉ trang bị cho D90 một số tính năng quay video cơ bản, nên khả năng ghi hình còn nhiều hạn chế. Trước hết là thiếu âm thanh stereo, không có khe cắm micro, không được trang bị zoom điện - khả năng mà máy quay nào cũng có (mặc dù tốc độ khác nhau). D90 cũng chẳng mang màn hình xoay đa hướng, hay cả những tính năng, thiết lập cần thiết khác cho việc quay phim.

Ưu điểm lớn nhất của chiếc máy quay DSLR này so với digicam là sử dụng được vô khối ống kinh, kể cả những cái mà không mấy ai biết tới trong công nghệ phim nhựa và phim truyền hình.

Thử quay phim bằng nikon d90

Khi quay phim, bạn không thể chỉnh được phơi sáng hay tốc độ trập.
Ảnh: Dpreview.

Những người đã sử dụng qua máy ảnh DSLR sẽ tò mò, không biết D90 khi quay phim sẽ ra sao vì với máy ảnh số ống kính rời khi chụp bạn còn chỉnh phơi sáng hay tốc độ trập được... Một điểm đáng lưu ý là khi vào chế độ ghi hình, bạn sẽ không thể nào chỉnh được tốc độ trập, khẩu độ hay cả ISO. Thực tế là chuyển qua chế độ tự động hoàn toàn và chỉ có mỗi một chức năng hoạt động là tùy chỉnh độ phơi sáng mà thôi.

Chuyển qua chế độ quay phim chẳng khác nào để máy chụp ở chế độ tự động, với chế độ ISO tự động được kích hoạt. Phần lớn các thiết lập hiện tại của máy ảnh ở chế độ chụp sẽ không còn ý nghĩa nữa. Những cái có thể chỉnh được là lấy nét, chỉnh tiêu cự và zoom bằng tay, ngoài ra, một số tùy chỉnh khác như cân bằng trắng (white balance), tăng nét (sharpening), tông sáng (tone curves)… cũng có thể cài đặt được trước khi quay.

Thử quay phim bằng nikon d90

Việc bố trí các tùy chỉnh rất hài hòa. Ảnh: Dpreview.

Việc bố trí các tùy chỉnh của D90 tương đối hài hòa. Không như những chiếc DSLR cỡ nhỏ, D90 không bỏ đi màn hình LCD ở mặt trên của máy nên rất dễ can thiệp để điều chỉnh các thông số.

Để điều chỉnh cân bằng trắng, bạn bấm giữ nút dưới phải và xoay bánh xe phía sau. Nếu chọn điều chỉnh trực tiếp độ "K" (màu nhiệt) thì dùng bánh xe phía trước để chọn. Vì những tùy chỉnh này có thể làm ngay ở chế độ Live View nên tác động của việc tùy chỉnh nhìn thấy được ngay.

Bởi D90 không có màn hình LCD linh hoạt và ống ngắm quang sẽ tối om khi đang quay phim, nên quay bằng D90 sẽ rất "ngượng nghịu". Cầm máy ảnh này mà vươn ra chụp đã là một chuyện, giữ nó liên tục để quay với tư thế như vậy chẳng khác nào tự "bỏ" thêm ít rung và giật hình vào cảnh quay luôn. Với D90 hoặc những chiếc DSLR vừa quay chụp không có màn hình linh động hoặc ống ngắm điện tử thì người dùng nên đặt lên chân máy thật vững để quay.

Thử quay phim bằng nikon d90

D90 không có màn hình LCD linh hoạt nên ống ngắm quang sẽ tối om khi quay phim. Ảnh: Engadget.

D90 sử dụng cùng một loại pin với D300 và các máy Nikon DSLR đương thời. Nếu chỉ chụp hình thì một lần sạc cũng đủ cho hàng trăm kiểu ảnh. Nhưng khi sử dụng chế độ Live Video thì pin bị tiêu tốn một cách đáng kể, và quay phim còn tốn hơn nữa, bởi vừa phải nuôi Live View vừa phải ghi dữ liệu liên tục vào thẻ. Và nếu sử dụng ống kính chống rung thường xuyên thì pin là cả một vấn đề.

Với một lần xạc đầy, chỉ 20 phút quay phim với ống kính chống rung là đèn báo đã nháy đỏ. Vì vậy khi sử dụng D90 cần chuẩn bị sẵn vài cục pin cho chắc.

 

Còn tiếp

Nguyễn Nhật Thanh (theo Luminous-landscape)

 

Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet

Cùng chuyên mục

Leica M-RED edition giá 1.8 triệu đô

siêu phẩm này do Jonathan Ive thiết kế đặc biệt, được sản xuất dành cho cuộc đấu giá từ thiện (RED) Global Fund của ca sĩ Bono thuộc ban nhạc U2. Sản phẩm sử dụng vỏ nhôm nguyên khối với hơn 21.900...

Xem thêm  

Sony A7R và Nikon Df, chọn cái nào?

​ Nikon Df - chiếc máy ảnh có cảm biến ảnh FX full-frame mới nhất của Nikon đang được nhiều người chờ đợi vì sự độc đáo trong dòng DSLR của nó. Đó là sự kết hợp phong cách cổ điển của Nikon...

Xem thêm  

Máy ảnh không dùng để chụp ảnh

Model máy ảnh độc đáo có phần " bội thực " này có tên Konstruktor từ một hãng máy ảnh không kém phần duyên dáng là Lomo. Những model máy ảnh khác của Lomo đa số đều có kiểu dáng " lạ đời " và sử...

Xem thêm