Người lữ khách đầu bạc có tiếng trong giới phượt - Ảnh: sưu tầm
Có rất nhiều cách định nghĩa về “phượt”, nhưng cách hiểu chung nhất thì “phượt” là hình thức du lịch bằng xe máy để khám phá thiên nhiên, khám phá văn hoá bản sắc địa phương của những người yêu du lịch (thường là trẻ). Họ tự lên lịch trình, tự lo chỗ ăn ở, sinh hoạt, không phụ thuộc vào tổ chức hay công ty dịch vụ du lịch nào.
2. LEADER/ TRƯỞNG ĐOÀN
Thường là người có nhiều kinh nghiệm phượt được các thành viên trong đoàn tín nhiệm, chịu trách nhiệm lên lịch trình, bố trí sắp xếp thành viên, phụ trách các hoạt động chính của cả nhóm và thường tính toán quyết sách thu chi sau khi chuyến đi kết thúc.
3. XẾ - ÔM
Xế là người lái xe, thường là nam giới. Ôm xuất phát từ “xe ôm” dùng để chỉ người ngồi đằng sau, có thể là nam hoặc nữ. Có một điều thú vị là trong những chuyến phượt, đã có rất nhiều cặp xế - ôm thành đôi. Lý do rất đơn giản, đó là khi cùng sở thích, cùng chinh phục những cung đường, trải qua khó khăn thử thách cùng nhau thì tình cảm rất dễ nảy sinh.
Các cặp xế - ôm trên đường đi phượt - Ảnh: Bá Hiền & Huyền Trân
Dùng để chỉ một lịch trình, một chuyến phượt, một tuyến đường. “Lên cung” nghĩa là lập kế hoạch cho chuyến đi, bao gồm thời gian địa điểm, cách thức đi, nơi ăn chốn ở… được thực hiện bởi leader.
Mỗi hành trình là một cung đường - Ảnh: sưu tầm
Xe chạy đầu tiên trong đoàn phượt, thường là người biết rõ đường đi, có nhiều kinh nghiệm, nhằm đảm bảo đoàn đi đúng hướng và không cho phép các thành viên khác vượt lên nhằm tránh tình trạng lạc đường.
6. CHỐT ĐOÀN
Là xe chạy sau cùng, đảm bảo rằng không có thành viên nào bị tụt lại phía sau. Thường các chốt đoàn chu đáo sẽ chuẩn bị một bộ đồ nghề sửa xe phòng khi có xe bị hỏng hóc dọc đường.
7. CUA TAY ÁO
Chỉ những cua thắng gấp trên những đoạn đường dốc, ngoằn ngoèo. Cua tay áo điển hình nhất có thể kể đến khúc cua tử thần trên đèo Hải Vân, bất cứ tay lái nào đi qua đây đều kinh sợ.
Cua tử thần trên đèo Hải Vân - Ảnh: tamngu
Dùng để chỉ việc đi bộ khám phá, qua những địa hình thử thách sức khoẻ, thường là đi bộ xuyên rừng. Trong các chuyến trekking, du khách thường tự mang vác balo hành lý chứa đồ dùng cá nhân, đồ ăn thức uống cho mình. Ví dụ tiêu biểu là trekking cực Đông, trekking vườn Bidoup Núi Bà, trekking rừng Nam Cát Tiên. Trekking vừa để tham quan ngắm cảnh, vừa rèn luyện sức khoẻ, nên càng ngày có càng nhiều nhóm tổ chức hình thức du lịch này. Họ sẽ chạy xe máy đến điểm nào đó, gửi xe lại rồi trekking đến điểm cuối của hành trình.
Trekking là một hành trình thú vị - Ảnh: sưu tầm
Chỉ việc phượt trên những cung đường khó, có nhiều sỏi đá, sình lầy, chướng ngại vật bằng các loại xe như: Jeepny, xe đạp, xe máy. Offroad yêu cầu người cầm lái phải có nhiều kỹ năng và sức khoẻ mới chinh phục được. 722 là cung đường offroad kinh điển từ Đà Lạt sang Đăk Nông.
Cung đường offroad kinh điển là tỉnh lộ 722 - Ảnh: Haianh
Người mang hành lý cho du khách, như đồ ăn thức uống, lều trại trong những chuyến leo núi như Fansipan hay Tà Xùa. Nhưng một số phượt thủ còn gọi porter là người dẫn đường chứ không phải mang hành lý. Ở miền nam, các porter dẫn đường leo núi Bà Đen theo đường Ma Thiên Lãnh hay trekking cực Đông rất quen thuộc với dân phượt vì dịch vụ này dường như được cung cấp độc quyền, chỉ có một người dẫn cho nhiều đoàn khác nhau.
Porter mang đồ lên đỉnh Fansipan - Ảnh: trangphan
“Một đỉnh” hiển nhiên là Fansipan, nóc nhà Đông Dương. Còn 4 cực bao gồm: cực tây ở A Pa Chải - Điện Biên, cực bắc ở Lũng Cú - Hà Giang, cực Nam ở Mũi Cà Mau - Cà Mau và cực Đông ở Mũi Đôi - Khánh Hoà.
Đỉnh trong “1 đỉnh 4 cực” là Fansipan, Lào Cai - Ảnh: sưu tầm
Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet