2015 là năm đầy biến động với nhiều sự kiện tác động không nhỏ đến ngành du lịch các nước. Dưới đây là những sự cố nghiêm trọng từ đầu năm đến nay:
Động đất mạnh ở Nepal
Vào ngày 25/4, nepal xảy ra trận động đất mạnh nhất kể từ năm 1934, khiến số người chết lên 8.000 và bị thương là 16.000. Trận động đất lịch sử này đã phá hủy gần 90% di sản tại Nepal. Người đứng đầu Cơ quan khảo cổ học Nepal cho biết khoảng 200 di sản bị phá hủy và để khôi phục phải mất nhiều năm cùng hàng triệu USD để hoàn thành. Theo số liệu của chính phủ Nepal, mỗi năm nước này đón khoảng 800.000 du khách nước ngoài đến thăm, trong đó các tượng đài, đền chùa là điểm thu hút chính.
Xem thêm: Lưu ý khi đi du lịch Nepal
Người đàn ông và phụ nữ Nepal ôm nhau tại Quảng trường Durbar, Di sản thế giới UNESCO, nơi bị tàn phá nặng trong vụ động đất ở Nepal. |
Nổ bom ở thủ đô Bangkok
Vụ đánh bom xảy ra vào ngày 17/8, bên ngoài đền Erawan tại Bangkok, Thái Lan khiến 20 người thiệt mạng (hơn một nửa là khách nước ngoài) và 125 người khác bị thương. Mục tiêu của vụ tấn công được xác định là nhắm vào ngành du lịch và kinh tế Thái Lan.
Sau vụ nổ bom, du lịch Thái Lan gặp phải khó khăn. Hàng chục nước ban hành khuyến cáo kêu gọi người dân thận trọng hoặc từ bỏ các chuyến du lịch đến Thái Lan. Nhiều công ty du lịch lữ hành đồng ý hủy tour cho khách đến bangkok vì lý do an toàn. Thái Lan đón hơn 20 triệu lượt khách mỗi năm và vụ nổ bom ở Bangkok đã khiến ngành du lịch nước này ảnh hưởng nặng nề.
Xem thêm: Người Việt lo lắng sau vụ nổ bom ở Bangkok
Máu và tư trang của nạn nhân nằm rải rác tại khu vực đền Erawan sau vụ đánh bom hôm 17/8. |
Máy bay rơi ở Ai Cập
Lượng khách du lịch quốc tế tới ai cập giảm đi một nửa sau khi máy bay Airbus A-321 của hãng hàng không nga bị rơi ở bán đảo Sinai ngày 31/10, khiến toàn bộ 224 hành khách và phi hành đoàn thiệt mạng. Hình ảnh miền nam bán đảo Sinai an toàn đã bị hủy hoại sau vụ việc và ngành du lịch nước này dự tính thất thu tới 820 triệu USD..
Tổng thống Nga hay thủ tướng Anh ra lệnh cấm các chuyến bay tới Sharm el-Sheikh (nơi máy bay gặp nạn khi vừa rời đi) do lo ngại an ninh tại sân bay của thành phố nghỉ dưỡng Ai Cập. Các nước khác cũng lần lượt cảnh báo công dân không nên du lịch đến Ai Cập.
Xem thêm: Thảm kịch máy bay Nga dập tắt hy vọng của du lịch Ai Cập
Khủng bố ở paris
Tối thứ sáu ngày 13/11, một loạt vụ tấn công đã xảy ra ở thủ đô Paris, Pháp khiến ít nhất 127 người thiệt mạng. Thủ phạm tự nhận đứng sau vụ khủng bố là nhà nước Hồi giáo IS. Đây là vụ tấn công được phối hợp, lên kế hoạch và tổ chức từ bên ngoài, với sự hỗ trợ từ bên trong nước Pháp.
Sự việc nhanh chóng ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngành du lịch. Bảo tàng Louvre, tháp Eiffel và các điểm tham quan khác đóng cửa. Ngành du lịch của Pháp hứng chịu hậu quả nặng nề khi các du khách hủy tour hoặc rút ngắn thời gian ở lại Paris. Lượng khách của hãng hàng không hoặc khách sạn cũng giảm rõ rệt.
Xem thêm: Nước Pháp hoa lệ trong bộ ảnh 'Nước mắt Paris'
Tháp Eiffel chuyển màu cờ Pháp để tưởng nhớ các nạn nhân trong vụ khủng bố hôm 13/11. |
thổ nhĩ kỳ bắn rơi chiến đấu cơ Nga
Sự việc xảy ra vào ngày 26/11, khi Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố bắn rơi máy bay Su-24 của Nga vì vi phạm không phận, ngược lại phía Moscow lại khẳng định chiến đấu cơ đang bay trên không phận Syria. Vụ việc này nhanh chóng đưa mối quan hệ hai nước trở nên căng thẳng.
Thổ Nhĩ Kỳ sau đó cấm quân nhân đi du lịch đến Nga. Còn phía Nga ngừng bán tour du lịch đến Thổ hay nhập khẩu thực phẩm. Bộ trưởng ngoại giao Nga còn khuyến cáo công nhân không đến Thổ Nhĩ Kỳ tham quan bởi nguy cơ đối mặt với khủng bố. Mỗi năm ước tính có 4 triệu du khách Nga đến du lịch Thổ Nhĩ Kỳ.
Xem thêm: Thổ Nhĩ Kỳ mất 3 tỷ USD vì khách Nga ngừng tới
Tường Ý
Nguồn thông tin được HOCHOIMOINGAY.com sưu tầm từ Internet